Rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 32 - 33)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3 Hiệp ước quốc tế Basel về quản trị rủi ro hệ thống Ngân hàng

1.3.2.3 Rủi ro thị trường

Phương pháp chuẩn hóa (Standardised Approach- SA): Yêu cầu vốn đối phó

với RRTT theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa.

Cơng thức 1.7: Yêu cầu vốn dự phòng cho RRTT phương pháp chuẩn

KRRTT = Kls+ Kcp + Knh + Khh + Kqc (1.7)

Trong đó:

Kls: Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất, trừ giao dịch quyền chọn; Kcp: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu, trừ giao dịch quyền chọn;

Knh: Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (bao gồm cả vàng), trừ giao dịch quyền chọn; Khh: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa, trừ giao dịch quyền chọn;

Kqc: Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn.

(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, 2006, p166-p176)

Phương pháp mơ hình nội bộ (Internal Model Approach-IMA): Để có thể sử

dụng phương pháp mơ hình nội bộ khi đánh giá rủi ro thị trường, các NHTM cần được sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát NH. Yêu cầu tối thiểu mà mỗi NH phải đáp ứng khi thực hiện mơ hình nội bộ bao gồm:

- Phải có hệ thống QTRR tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết;

- Có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mơ hình phức tạp khơng chỉ trong giao dịch mà cịn trong QTRR, kiểm tốn.

- Mơ hình của NH được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro.

Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mơ hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ xác định được giá trị VaR (Value at risk) của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính tốn này theo u cầu phải đạt tối thiểu 99%. Basel II khơng nêu rõ phương pháp tính rủi ro thị trường của mơ hình nội bộ mà chỉ đưa ra những chuẩn mực chung từ đó tùy thuộc vào từng đặc thù và yêu

cầu của mỗi quốc gia, các ngân hàng tự xây dựng cho mình một mơ hình tính tốn phù hợp.

(Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards, 2006, p191-p203)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 32 - 33)