Kết quả hoạt động quản trị rủi ro trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 56 - 59)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 Đánh giá hệ thống QTRR của Ngân hàng VIB

2.2.2.2 Kết quả hoạt động quản trị rủi ro trong những năm gần đây

Kết quả quản lý rủi ro tín dụng

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, VIB đã định hướng phát triển tín dụng trên nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an tồn, hiệu quả và chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu. Với phương châm đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, VIB đã rất chú trọng kiểm soát chất lượng nợ, quản trị RRTD. Bảng 2.3 liệt kê một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong năm 2014 và 2015 cụ thể qua chỉ tiêu nợ vay

Bảng 2.3: Chất lượng nợ vay tại VIB trong năm 2014 & 2015 KHOẢN MỤC Nhóm nợ Tỷ lệ dự phịng 30/6/2015 Triệu đồng 31/12/2014 Triệu đồng Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 0% 39,702,777 36,598,377 Nợ cần chú ý Nhóm 2 5% 675,567 620,522 Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 20% 310,299 119,226 Nợ nghi ngờ Nhóm 4 50% 81,603 319,623 Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 100% 487,852 521,038

Tổng 41,258,098 38,178,786

Nguồn: Báo cáo tài chính giữa niên độ 2015

Tổng dư nợ 6 tháng đầu năm là 41.258 tỷ đồng, tín dụng năm 2014 là 38.178 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3,4,5) trên tổng dư nợ năm 2015 là 2,13%, năm 2014 là 2,51%, năm 2013 là 2,82%. Trong nhóm nợ xấu thì nợ dưới tiêu chuẩn tăng 2,6 lần so với 2014, nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ và nợ nghi giảm 3,9 lần. VIB chấp hành nghiêm chỉnh hoạt động trích lập dự phòng theo quy định của NHNN.

Mặc dù đã có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng dựa vào kết quả báo cáo kiểm tốn trong năm 2014, 2015 cho thấy VIB cịn một số hạn chế nhất định trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như:

- Cơ pháp lý chưa có quy trình tổng thể về quản trị rủi ro

- Cơ chế điều hành vẫn chạy theo lợi nhuận và chưa đặc biệt chú trọng đến quản trị rủi ro.

- Các sản phẩm tín dụng của VIB cịn hạn chế cho những vùng miền đặc thù, dẫn đến giảm khả năng thu hút khách hành ở các khu vực đó.

- Cơng tác thẩm định cịn sơ sài, có rất nhiều tài sản đảm bảo được thẩm định cao hơn giá trị thật rất nhiều.

- Quản lý sau cho vay lỏng lẻo, một số văn bản còn chồng chéo chưa rõ ràng. - Công tác xử lý nợ xấu chưa thật sự hiệu quả.

- Trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng chưa được quan tâm đúng mức.

Kết quả quản lý rủi ro hoạt động

Mặc dù trong 2 năm trở lại đây, VIB đã hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro hoạt động và đã thành lập các bộ phận Kiểm soát nội bộ cho các Khối/Ban. Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều hạn chế như sau:

- VIB chưa có ghi chép lại tổn thất rủi ro hoạt động lên hệ thống.

- Các chốt chặn kiểm soát chưa thật sự hiệu quả, vẫn xảy ra những sai phạm do con người và hệ thống.

- Văn hóa rủi ro chưa được phổ biến rộng rãi, các phòng ban vẫn chưa thể cởi mở chia sẻ về rủi ro của bộ phận mình cho các phịng ban khác học hỏi và rút kinh nghiệm.

- Một số quy trình chưa được văn bản hóa, dẫn đến khơng thể quy vai trị và trách nhiệm cụ thể khi có rủi ro xảy ra.

Kết quả quản lý rủi ro thị trường

Trong những năm gần đây, VIB khơng gặp phải khó khăn về thanh khoản, lãi suất ln duy trì ở mức trung bình so với các Ngân hàng thương mại khác. VIB kiểm soát rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các tài sản nợ-có theo kỳ hạn tái định giá để lập biểu đồ độ lệch. VIB có chính sách quy định cụ thể thời hạn định lại lãi suất đối với mỗi loại tài sản khác nhau. Hệ thống quản lý rủi ro thị trường được kiểm sốt chặt chẽ thơng qua các báo cáo thị trường được gửi cho ban điều hành mỗi ngày.

Bên cạnh những nổ lực kiểm sốt rủi ro thị trường, vẫn cịn một số tồn tại nhất định như VIB chỉ thực hiện đánh giá rủi ro thị trường cho danh mục trái phiếu và lãi

suất, và khơng sử dụng mơ hình kiểm định khả năng chịu đựng (stress test) để đánh giá rủi ro thị trường cũng như chưa ước tính vốn dự phịng cho rủi ro thị trường. Điều này cho thấy VIB vẫn chưa xây dựng được một mơ hình đảm bảo an tồn cho hoạt động Ngân hàng khi phát sinh những rủi ro từ phía thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 56 - 59)