Định hướng quản trị rủi ro theo Basel II tại VIB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 72 - 73)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1 Định hướng quản trị rủi ro theo Basel II

3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro theo Basel II tại VIB

Để xây dựng được cơ sở dữ liệu tổn thất đầy đủ và tin cậy nhằm đáp ứng các yêu cầu từ Hiệp ước, VIB cần tập trung vào một số giải pháp sau:

(1) Cần phải có sự tham gia của tất cả các phịng ban trong các hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất. Thêm vào đó, cần xây dựng và chính thức hóa quy trình thu thập dữ liệu tổn thất. Quy trình này cần được thơng báo rộng rãi và thống nhất trong tồn ngân hàng.

(2) Cần xác định các rủi ro chính trong các hoạt động theo từng phịng/ban nghiệp vụ, nhằm mục đích giám sát hàng ngày các chuẩn mực và điều kiện về tổ chức ở cấp độ từ dưới lên dựa trên hoạt động kinh doanh, thường xun rà sốt lại các quy trình và rủi ro đã được xác định. Từ đó, phân tích sát hơn những loại rủi ro hoạt động liên quan đến mảng kinh doanh. Thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm có hiệu lực, coi đó như một biện pháp phịng ngừa để giảm thiểu rủi ro hoạt động. Để xác định các rủi ro chính, ngân hàng dựa trên những chỉ số rủi ro chính (KRI) được xây dựng cho từng lĩnh vực kinh doanh.

(3) Phân loại mức độ rủi ro hoạt động theo cấp độ quan trọng từ thấp đến cao trong hoạt động của mình và xác định các cấp độ báo cáo cho phù hợp. Đồng thời, đưa ra những phương pháp hoặc cách thức để đánh giá và kiểm soát rủi ro ở nhiều mức độ khác nhau (cấp lãnh đạo, quản lý hay cán bộ…). Việc đánh giá và kiểm soát rủi ro phải

được diễn ra thường xuyên và áp dụng cho tồn bộ các phịng/ban, nghiệp vụ kinh doanh trong hệ thống.

(4) Ban lãnh đạo nên triển khai một quy trình để thường xuyên giám sát hồ sơ rủi ro hoạt động và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Cơ chế báo cáo phù hợp cần phải có ở cấp độ Hội đồng quản trị, ban điều hành, đơn vị kinh doanh nhằm tạo điều kiện chủ động QTRR hoạt động.

(5) Ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong QTRR hoạt động của ngân hàng, thường xuyên cập nhật quá trình đánh giá rủi ro hoạt động, đặc biệt những rủi ro trong phát triển sản phẩm mới hoặc triển khai một hoạt động kinh doanh mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 72 - 73)