So sánh hệ thống QTRR hiện tại và các yêu cầu QTRR của Hiệp ước Basel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 59 - 62)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3 So sánh hệ thống QTRR hiện tại và các yêu cầu QTRR của Hiệp ước Basel

2.3.1 Những chuẩn mực trong Hiệp ước đã đạt được

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:

Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các NH, dùng để xác định khả năng của NH trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như RRTD, RRTT, RRHĐ. VIB ln đạt tỷ lệ an tồn vốn cao hơn quy định của Ngân hàng trong nhiều năm qua (xem bảng 2.3), đó cũng là một trong những lý do giúp VIB được chọn là một trong 10 Ngân hàng đầu tiên ứng dụng Hiệp ước Basel II.

Xây dựng mơ hình tổ chức mới

Một trong những điều kiện để áp dụng Basel II vào quản trị ngân hàng là phải xây dựng được một mơ hình tổ chức mới phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro ngân hàng trên các mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Trong đó, Ngân hàng cần tách bạch kinh doanh và quản trị rủi ro. Nắm bắt được yêu cầu này VIB đã tái cơ cấu và thành lập Khối Quản trị rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro trong hoạt động Ngân hàng VIB.

Thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế

VIB kí hợp đồng với tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập nước ngồi Moody’s Investors Service xếp hạng cho ngân hàng. Bảng báo cáo cân đối kế toán lập theo 2 hệ thống tiêu chuẩn là: Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).

Xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ và bên ngồi

VIB hiện đang sử dụng mơ hình xếp hạng nội bộ của E&Y và mơ hình xếp hạng bên ngoài theo tư vấn của Moody. Đây là một yêu cầu cho phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản và nâng cao theo hiệp ước Basel II.

Phân loại nợ, trích lập dự phịng và xử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

VIB tuân thủ các quy định của NHNN về phân loại và trích lập dự phòng. Hiệp ước Basel II khơng quy định cụ thể tỷ lệ trích lập dự phịng nên có thể hiểu VIB tn thủ hoàn toàn khoản mục này.

Tính tốn hệ số an tồn vốn tối thiểu CAR theo phương pháp chỉ số cơ bản

trong rủi ro hoạt động.

VIB có đủ năng lực để tính tốn doanh thu cho các hoạt động kinh doanh khác nhau theo phương pháp chỉ số cơ bản.

2.3.2 Chênh lệch Rủi ro tín dụng

Đối với phương pháp chuẩn (hoàn thành trước 2/2016)

- VIB hiện đã sử dụng tổ chức xếp hạng bên ngoài Moody tuy nhiên chưa ghi nhận kết quả trên hệ thống.

- VIB đang xây dựng quy trình và chính sách để phân loại nợ theo loại khách hàng như yêu cầu của Basel II. Ví dụ: phân loại thành các khoản cho vay chính phủ, cho vay ngân hàng phát triển đa phương và các ngân hàng khác; các khoản cho vay doanh nghiệp được bảo đảm bằng Bất động sản thương mại; các khoản cho vay khách hàng cá nhân được bảo đảm bằng Bất động sản nhà ở.

- VIB chưa có hệ thống khung đo lường rủi ro và thực hiện khả năng chịu đựng (stress test) cho rủi ro tín dụng tập trung

- VIB chưa có hệ thống, quy trình, chính sách quản trị rủi ro đối tác.

- Hệ thống quản lý tài sản đảm bảo của ngân hàng đã có sẵn dữ liệu tuy nhiên chưa có các quy tắc để áp dụng tính giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như tính tỷ lệ giảm trừ theo giá trị hiện tại của tài sản đảm bảo.

Phương pháp nội bộ (IRB)

- VIB khơng có cơng cụ tính tốn tài sản có rủi ro (RWA) theo phương pháp IRB (dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ) của Basel.

- VIB đã có đầy đủ các dữ liệu để có thể phân chia tổng hạn mức rủi ro thành các cấp độ tài sản theo quy định của Basel II tuy nhiên chưa xây dựng được chính sách và quy trình để thực hiện sự phân loại này.

- Hiện VIB chưa có đủ các biến số rủi ro (PD, LGD, EAD...) hay trọng số rủi ro theo phương thức F-IRB.

2.3.3 Chênh lệch Rủi ro hoạt động

Phương pháp chỉ số cơ bản: VIB có thể tính tốn vốn rủi ro hoạt động theo

phương pháp này.

PP tiếp cận chuẩn:

- VIB cần phân chia các hoạt động của Ngân hàng thích hợp với 8 dòng kinh doanh trong Basel II một cách rõ ràng.

- Khung quản trị cần được triển khai hiệu quả tồn hệ thống, phải có tính nhất quán và có hệ thống, điều này đỏi hỏi các kế hoạch hành động chi tiết triển khai chặt chẽ với lộ trình.

- Tổn thất rủi ro hoạt động hoặc các tổn thất khác chưa được ghi nhận trên hệ thống.

PP đo lường tiên tiến (AMA) địi hỏi phải có sự chấp thuận của NHNN và được

hỗ trợ bởi NHNN do đó phương pháp này phụ thuộc vào chính sách của NHNN, chỉ có thể được cân nhắc sau khi đã hoàn thiện được phương pháp chuẩn.

2.3.4 Chênh lệch Rủi ro thị trường

Phương pháp chuẩn:

- VIB chưa có xây dựng khung đánh giá mức độ đủ vốn tương ứng đối với rủi ro thị trường.

- VIB khơng có triển khai mơ hình VAR (value at risk) với khả năng chịu đựng (stress test) tại thời điểm hiện tại

- VIB chưa có quy định rõ ràng về sổ kinh doanh (trading book) và sổ Ngân hàng (banking book)

Phương pháp mơ hình nội bộ: địi hỏi phải có sự chấp thuận của NHNN và trên

thế giới kể cả các nước G10 vẫn chưa áp dụng rộng rãi phương pháp này do tính phức tạp và địi hỏi năng lực chun mơn của cán bộ nhân viên rất cao. Với bối cảnh hệ thống NHTM Việt Nam đang trong những bước đầu xây dựng hệ thống QTRR như hiện nay, tác giả khơng tích sâu hơn độ chênh lệch đối với phương án này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 59 - 62)