Hệ thống Quản trị rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 51 - 53)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 Đánh giá hệ thống QTRR của Ngân hàng VIB

2.2.1.3 Hệ thống Quản trị rủi ro hoạt động

VIB đã ban hành Khẩu vị RRHĐ và Chiến lược quản trị RRHĐ thể hiện ý chí và mức độ chấp nhận rủi ro của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên VIB. Theo đó:

- Quản trị RRHĐ là trách nhiệm của HĐQT, Ban điều hành cùng tồn thể các Khối, phịng ban, chi nhánh, Phòng giao dịch cũng như mỗi cán bộ, nhân viên VIB

- VIB chấp nhận RRHĐ ở mức thấp. Các RRHĐ nếu có sẽ được kiểm sốt và giảm thiểu trên nguyên tắc chi phí kiểm sốt rủi ro khơng vượt q các lợi ích mang lại và không làm ảnh hưởng tới danh tiếng của VIB.

- VIB định hướng giải quyết các vấn đề pháp lý theo nguyên tắc đạt được thỏa thuận giữa các bên và hạn chế tối đa các thủ tục tố tụng.

Hiện tại, khuôn khổ quản lý rủi ro hoạt động đã được xây dựng và ban hành, đang trong giai đoạn triển khai những bước đầu tiên như gửi báo cáo tổn thất rủi ro hoạt động lên Giám đốc khối và HĐQT.

Mơ hình QTRR “ba tuyến phịng thủ” (three line of defense)

VIB quản trị rủi ro theo mơ hình “ba tuyến phịng thủ” nhằm đảm bảo tính độc lập và có những chốt chặn kiểm soát độc lập để hạn chế rủi ro. Mơ hình ba tuyến phòng thủ bao gồm các bộ phận chức năng như sau:

Tuyến phòng thủ thứ nhất là các đơn vị kinh doanh và đơn vị vận hành khác có

trách nhiệm quản lý rủi ro tác nghiệp tại đơn vị của mình. Như vậy, trong 2 năm gần đây, hầu hết các khối kinh doanh và khối tác nghiệp đều thành lập đội kiểm soát nội bộ (internal control) để rà sốt hoạt động của đơn vị mình nhằm tránh những rủi ro xảy ra do bất cẩn, sai sót do con người.

Tuyến phịng thủ thứ hai là Khối Quản trị rủi ro và Ban pháp chế. Khối quản trị

rủi ro bao gồm Trung tâm nhận diện rủi ro; Trung tâm quản lý và thu hồi nợ; Trung tâm chính sách và quy trình; phịng quản lý rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường…chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các loại rủi ro trong toàn VIB gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín, rủi ro quốc gia. Tuyến phịng thủ thứ hai sẽ thiết lập các chính sách, khẩu vị rủi ro, quy trình, phê duyệt sản phẩm, kiểm soát và thành lập ngay các hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng kế hoạch thu nợ và quy trình hoạt động, đảm bảo nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân tham gia xuyên suốt vào quy trình tín dụng và chịu trách nhiệm kiểm tra tính hiệu quả của tuyến phòng thủ thứ nhất.

Tuyến phòng thủ thứ ba là Trung tâm kiểm toán nội bộ, trực thuộc Hội đồng

quản trị nên có tính độc lập cao, giúp cho Ban Kiểm sốt và Hội đồng quản trị về hiệu quả của tổ chức xuyên suốt hoạt động của các bộ phận kinh doanh, vận hành, quản trị rủi ro (tuyến thứ nhất và thứ hai).

Quy trình quản lý rủi ro hoạt động:

Để đáp ứng các yêu cầu quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả, VIB triển khai quy trình quản trị rủi ro hoạt động tuần hoàn bao gồm các cấu phần: Xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, quản trị và giảm thiểu rủi ro, đồng thời việc giám sát và báo cáo được thực hiện xuyên suốt quá trình QTRR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 51 - 53)