Kinh nghiệm về những điều kiện cần để thực hiện tốt các chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 36 - 37)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3 Hiệp ước quốc tế Basel về quản trị rủi ro hệ thống Ngân hàng

1.3.3.2 Kinh nghiệm về những điều kiện cần để thực hiện tốt các chuẩn mực

mực Basel II

Viện Quản lý rủi ro (Mỹ) cho rằng để áp dụng Basel II hiệu quả cần tuân thủ theo phương châm “6 Cs” (trích dẫn bởi Cấn Văn Lực, 2013)

- “Comprehensive”: quan tâm đến tất cả các loại rủi ro liên quan - “Consistently applied”: nhất quán từ trên xuống dưới và từ dưới lên

- “Common language and capability”: tập trung vào các thế mạnh chính và đào tạo để đạt được điều đó

- “Commitment”: cam kết của các cấp

- “Connections”: kết nốt giữa con người, qui trình và cơng nghệ - “Coordination”: phối kết hợp giữa các bộ phận/ người liên quan

Từ việc tham khảo ứng dụng Basel II của một số nước trên thế giới cho thấy để áp dụng thành cơng Basel cần có một số điều kiện quan trọng như sau:

- Bộ máy tổ chức: Để ứng dụng thành công Hiệp ước Basel, Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các NHTM cần phải sắp xếp tổ chức vận hành bộ máy theo hướng

tinh gọn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.

- Khuôn khổ pháp lý: Ngân hàng nhà nước cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý và công tác quản trị vĩ mô; Các chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế; Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia; Vấn đề minh bạch trong công tác quản trị; Tính kỷ luật của thị trường; Hình thành và phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn quốc tế; Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng.

- Xây dựng khung quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro và văn hóa rủi ro được tuyên truyền rộng rãi.

- Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên: Basel II đưa ra những chuẩn mực được đánh giá là rất phức tạp, như vậy để có thể áp dụng rộng rãi đòi hỏi cán bộ nhân viên phải được nâng cao kiến thức và chuyên môn. Đảm bảo hiểu và vận hành được các chuẩn mực theo đúng định hướng đề ra.

- Phải xây dựng lộ trình áp dụng như vậy mới có thể tạo định hướng thực hiện. Hiện nay các nước đã và đang áp dụng Hiệp ước Basel II, một số nước thuộc G10 đã bắt đầu áp dụng Hiệp ước Basel III từ năm 2013. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay trước hết chúng ta vận dụng tốt Hiệp ước Basel II sau đó đánh giá tổng kết rút ra các bài học từ thực tiễn hoạt động trên cơ sở đó tiệm cận và áp dụng Hiệp ước Basel III.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)