Hệ thống Quản trị rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 53 - 55)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2 Đánh giá hệ thống QTRR của Ngân hàng VIB

2.2.1.4 Hệ thống Quản trị rủi ro thị trường

Hiện tại, Khối Nguồn vốn và Ngoại hối (NV&NH) trực tiếp quản lý phòng thị trường tiền tệ (rủi ro lãi suất), kinh doanh (rủi ro quyền chọn), ngoại hối (rủi ro tỷ giá) và thị trường vốn (rủi ro giá cổ phiếu). Khối này có phịng quản lý tài sản nợ-có nhằm đảm bảo ngân hàng ln có đủ vốn sử dụng cho tồn hệ thống và khơng có rủi ro thanh khoản.

Khối Quản trị rủi ro (tuyến phịng thủ thứ hai) cũng có phịng quản lý rủi ro thị trường và định chế tài chính. Phịng này chịu trách nhiệm xây dựng, đề xuất ban hành chính sách về quản trị rủi ro thị trường. Thực hiện việc quản lý, xác lập, giám sát hạn mức rủi ro. Thực hiện các kỹ thuật đo lường và giảm thiểu rủi ro như:

- Xây dựng, sửa đổi và phát triển các chính sách, quy trình, phương pháp, công cụ đo lường, mơ hình định giá và quy định tái thẩm định rủi ro thị trường;

- Nhận diện, đo lường, đề xuất giảm thiểu và báo cáo các rủi ro thị trường và rủi ro trong thanh khoản tại VIB;

- Xây dựng, sửa đổi quy trình tái thẩm định tín dụng định chế tài chính nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro và thời gian thực hiện. Thực hiện tái thẩm định rủi ro tín dụng định chế tài chính.

Hội đồng ALCO là hội đồng quản lý Tài sản nợ-có (Assets and Liabilities Committee) được thành lập báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc, nhằm kiểm soát tốt hơn những biến động của rủi ro thị trường.

Mơ hình quản lý nguồn vốn

VIB sử dụng mơ hình quản lý vốn tập trung và đầu mối là Khối Nguồn vốn và Ngoại hối chuyên định giá và luân chuyển vốn nội bộ.

Khối Khối Nguồn vốn và Ngoại hối sẽ là bộ phận quản lý, thực hiện điều hành, điều hịa vốn trong hệ thống và tính tốn ra “giá vốn” theo từng kỳ hạn, loại tiền làm giá tham khảo cho Đơn vị kinh doanh. Với mơ hình quản lý tập trung, Khối NV&NH có thể điều hành vốn của hệ thống và có thể quản trị rủi ro thanh khoản, tối ưu hóa nguồn vốn và giảm thiểu các rủi ro phát sinh.

Quản trị rủi ro lãi suất: Tại VIB hiện nay, việc quản lý lãi suất dựa trên một số

nguyên tắc cơ bản như: lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, quy định sàn lãi suất cho vay đảm bảo bù đắp đủ chi phí vốn, các chi phí quản lý và có lãi. Các chi nhánh khi cho vay lãi suất thấp nhất tối thiểu là bằng sàn quy định. Mục tiêu của Quản trị rủi ro lãi suất là bảo vệ thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định bất chấp sự thay đổi của lãi suất, theo đó tại VIB hiện đang duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM ổn định.

VIB cũng sử dụng công cụ khe hở kỳ hạn, theo đó các tài sản của NH được phân loại vào các thang kỳ hạn tương ứng, dựa trên kỳ định giá lại.

Quản trị rủi ro tỷ giá: Chính sách giao dịch ngoại tệ của VIB là giao dịch ngoại

tệ trên cơ sở nhu cầu mua bán ngoại tệ của KH, nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp, hợp lệ về ngoại tệ của KH.

Quan điểm của VIB là quản lý chặt rủi ro trong tất cả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng. Để đảm bảo tập trung quản lý rủi ro, quy định của Ngân hàng đặt ra là các chi nhánh tuyệt đối không được giao dịch với nhau và với các tổ chức khác. Các chi nhánh chỉ được nắm giữ số lượng ngoại tệ trong phạm vi cho phép. Phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ, mỗi chi nhánh sẽ được cấp biên độ trạng thái qua đêm. Trạng thái ngoại hối của từng chi nhánh được Tổng giám đốc quy định cụ thể bằng văn bản. Hàng năm VIB tổ chức đánh giá lại

hạn mức trạng thái ngoại hối cho từng chi nhánh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VIB nhằm mục đích mua bán ngoại tệ phục vụ KH là chủ yếu nên rủi ro về tỷ giá là khơng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước BASEL II trong quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (Trang 53 - 55)