5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.2 Đánh giá hệ thống QTRR của Ngân hàng VIB
2.2.1.2 Hệ thống Quản trị rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng tại Việt Nam. RRTD nếu xảy ra có thể dẫn tới thiệt hại lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của ngân hàng và có thể dẫn tới
các loại rủi ro khác. Phòng Quản trị RRTD tại VIB được chia làm 3 bộ phận: bộ phận RRTD doanh nghiệp, bộ phận RRTD cá nhân và bộ phận giám sát RRTD. Với mục tiêu quản trị RRTD tốt nhất, VIB đã và đang duy trì một chính sách quản trị RRTD đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Thiết lập một môi trường quản trị RRTD phù hợp; - Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;
- Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp; và - Đảm bảo kiểm soát đầy đủđối với RRTD.
Chiến lược tín dụng, chính sách và các giới hạn tín dụng:
VIB có chính sách và định hướng hoạt động tín dụng linh hoạt qua từng thời kỳ phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mơ, tình hình tài chính Ngân hàng, định hướng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý RRTD và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay. Khi đã xác định được khẩu vị RRTD, VIB sẽ phát triển kế hoạch để tối ưu hóa lợi ích trong khi vẫn giữ RRTD trong giới hạn đã định trước. Hiện nay, chính sách tín dụng của VIB hoạt động dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm “tăng trưởng bền vững” và “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. VIB quản lý danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích RRTD theo ngành, vùng kinh tế, xác lập các giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế, nhóm khách hàng.
VIB xây dựng danh mục tài sản đảm bảo, quy định tỷ lệ cấp tín dụng theo phân loại tài sản đảm bảo, thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo định kỳ làm cơ sở xác định mức độ tổn thất dự kiến khi rủi ro xảy ra.
Quy trình tín dụng:
Khởi tạo hồ sơ vay:
Trước năm 2010, quy trình cấp tín dụng cịn cồng kềnh và qua nhiều cấp tái thẩm định: Hội sở -CN –Bộ phận Kinh doanh. Hiện nay, toàn hệ thống VIB đang trong quá trình chuyển sang một quy trình cấp phát tín dụng mới theo mơ hình thẩm định tập trung tại hội sở với sự phân tách 04 bộ phận độc lập: bộ phận Kinh doanh, thẩm định,
cấp phê duyệt và bộ phận hỗ trợ; tạo sự khách quan trong đánh giá cho vay, kiểm tra giám sát chặt chẽ q trình cấp tín dụng và kiểm sốt tốt rủi ro, cụ thể:
Quan hệ khách hàng (RM) trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thị khách hàng và làm cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Với đặc điểm này, nhân viên quan hệ khách hàng thu thập hồ sơ và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Ngồi ra, để phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng đối tượng KH, Bộ phận quản lý khách hàng cũng được chia thành hai khối riêng biệt bao gồm Khối KHDN gồm KHDN lớn (CB) và KHDN vừa và nhỏ(SME); Khối KH cá nhân(RB). Việc phân chia này nhằm đảm bảo quản lý khách hàng vay vốn một cách thống nhất trên toàn hệ thống, quản lý theo chiều dọc từ hội sở đến chi nhánh để VIB có thể nắm bắt được rủi ro đặc thù của từng đối tượng và nhóm khách hàng.
Thẩm định tài sản đảm bảo (nếu có)
Đối với khoản vay nhỏ hơn 500 triệu sẽ được thẩm định tại chi nhánh, đối với khoản vay lớn 500 triệu sẽ trình lại trung tâm quản lý tài sản VIB AMC thẩm định.
Trên cơ sở đề xuất tín dụng của đơn vị kinh doanh; bộ phận thẩm định sẽ thực hiện các nội dung bao gồm thẩm tra về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo và mục đích sử dụng vốn của KH. Sau khi hồn thành cơng tác thẩm định hồ sơ, bộ phận thẩm định đưa ra ý kiến độc lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình phê duyệt tín dụng:
VIB tách biệt 2 mảng phê duyệt tín dụng cho KHCN và KHDN để đảm bảo chuyên biệt, độc lập.Theo đó, KHCN có các cấp phê duyệt tại ĐVKD (do Trưởng ĐVKD hoặc Giám đốc Vùng phê duyệt) tùy thuộc vào hạn mức phê duyệt nhưng nhỏ hơn 500 triệu Việt Nam đồng , lớn hơn hạn mức trên phải chuyển về Khối QTRR (Chuyên viên phê duyệt độc lập, Giám đốc trung tâm QLTD KHCN, Giám đốc Khối QTRR), và Uỷ ban tín dụng phê duyệt tập trung. KHDN khơng có phê duyệt tại ĐVKD, tất cả các khoản vay đều phê duyệt tập trung tại Khối QTRR và Uỷ ban tín dụng.
Giải ngân:
Giao dịch tín dụng (credit admin) thực hiện các cơng việc sau khi có phê duyệt cấp tín dụng của cấp lãnh đạo như soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân, nhập kho tài sản đảm bảo...Ngồi ra Giao dịch tín dụng cịn thực hiện một chức năng cực kỳ quan trọng là kiểm soát giải ngân theo đúng các điều kiện phê duyệt của cấp thẩm quyền. Với chức năng như khâu kiểm soát cuối cùng, bộ phận này đã góp phần lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của VIB. Quy trình này được đánh giá phù hợp với mức độ phát triển của Ngân hàng và chuẩn mực quốc tế.
Hệ thống xếp hạng tín dụng bên ngồi
VIB sử dụng dịch vụ của Moody áp dụng cho KHDN (gồm cả Khách hàng của Khối KHDN và Doanh nghiệp siêu nhỏ của Khối NHBL. Kết quả xếp hạng KHDN của Moody được VIB sử dụng để phân loại KH khi cấp tín dụng. (Phân loại KH thành 3 nhóm: Cấp tín dụng, Hạn chế cấp tín dụng và Khơng cấp tín dụng)
Đối với tín dụng có tài sản đảm bảo, VIB thực hiện phân loại tài sản đảm bảo thành các loại A, B, C, D, E, F theo tính thanh khoản, pháp lý của tài sản và khả năng quản lý của VIB. Tài sản đảm bảo được chia 3 nhóm để xác định việc cấp tín dụng: A, B, C, D - Nhóm Cấp tín dụng, E - Nhóm hạn chế cấp tín dụng, F - Nhóm khơng cấp tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
VIB có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng cho cả KHCN và KHDN. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của E&Y có sử dụng mơ hình. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của E&Y có cải tiến dựa trên đặc thù khách hàng của VIB. VIB xếp hạng rủi ro khách hàng thành 10 hạng từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D. Việc chấm điểm dựa trên các tiêu chí tài chính từ Báo cáo tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính dựa theo chấm điểm chủ quan của cán bộ chấm điểm (với sự giám sát của cán bộ giám sát).
Bảng 2.2: Phân loại rủi ro theo các mức điểm và xếp hạng
Điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro
Từ 90 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Từ 81 đến 89 AA Rủi ro thấp Từ 72 đến 80 A Rủi ro thấp Từ 63 đến 71 BBB Rủi ro trung bình Từ 55 đến 62 BB Rủi ro trung bình Từ 48 đến 54 B Rủi ro trung bình Từ 41 đến 47 CCC Rủi ro Từ 32 đến 40 CC Rủi ro Từ 25 đến 31 C Rủi ro cao
Nhỏ hơn 25 D Không chấp nhận được
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo rủi ro tín dụng tại VIB
Cơng tác xử lý nợ xấu
Đối với những khoản nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) được quản lý tại chi nhánh và phòng giao dịch. Khi khoản vay bị trễ hạn, chi nhánh sẽ gửi thông tin lên cho Trung tâm quản lý nợ thuộc khối QTRR để có phương án xử lý nợ. Sau khi xem xét các lý do quá hạn, trung tâm này sẽ ra quyết đinh hoặc sẽ (i) cơ cấu nợ và chuyển lại cho chi nhánh, hoặc (ii) sẽ chuyển nhóm nợ (sang nhóm 2,3,4,5) và có phương án thu hồi.
Với phương án chuyển nhóm nợ, Trung tâm quản lý nợ đồng thời sẽ gửi thông tin khách hàng cho Trung tâm chính sách và quy trình tín dụng (Khối QTRR) để tính dự phịng cần thiết cho khoản vay.
Đối với những khoản vay khơng có khả năng thu hồi, Trung tâm quản lý nợ sẽ (i) đưa ra tòa án để thanh lý tài sản đảm bảo hoặc (ii) trình lên Hội đồng xử lý rủi ro (trực
thuộc hội đồng quản trị) để xóa nợ (write-off), và hạch tốn kế tốn 100% từ trích dự phịng.
Kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VIB:
- VIB xây dựng Bộ tiêu chí cấp tín dụng quy định các tiêu chí cụ thể để đánh giá, phân loại Khách hàng, TSBĐ thành 3 nhóm: Cấp tín dụng, Hạn chế cấp tín dụng, Khơng cấp tín dụng. Các nhóm tiêu chí gồm: 1. Ngành hàng; 2. Đặc tính khách hàng, 3. Năng lực 4. Tài chính, 5. Tài sản bảo đảm, 6. Tuân thủ các chính sách, quy định của VIB và Pháp luật.
- VIB có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, phân loại KH khi cấp tín dụng, có u cầu định kỳ đánh giá lại KH. Đối với KHDN hiện sử dụng song song hệ thống đánh giá nội bộ của E&Y tư vấn xây dựng và kết quả đánh giá KH của bên ngoài là Moody.
- VIB xây dựng giới hạn về ngành hàng, tỷ lệ vay cho trung dài hạn và có chế độ cảnh báo định kỳ tuần các giới hạn về ngành hàng, tỷ lệ an toàn theo Luật