5. Kết cấu đề tài
1.3 Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng để đo lƣờng hiệu quả hoạt động tổ chức
1.3.3 Quy trình và điều kiện ứng dụng Thẻ điểm cân bằng để đo lƣờng hiệu quả
quả hoạt động tổ chức
Quy trình ứng dụng:
Tác giả tham khảo quy trình 06 bƣớc của Vitale và cộng sự (1994), sau đó kết hợp với phạm vi nghiên cứu và điều kiện thực tiễn tại công ty nhằm đề xuất quy trình ứng dụng BSC trong việc hồn thiện hệ thống đo lƣờng hiệu quả hoạt động, cụ thể nhƣ sau:
Bƣớc 1: Khẳng định lại tầm nhìn, chiến lƣợc kinh doanh đến năm 2020 của SD Việt Nam.
Bƣớc 2: Đề xuất hệ thống mục tiêu theo bốn phƣơng diện của Thẻ điểm cân bằng xuất phát từ tầm nhìn và chiến lƣợc kinh doanh của cơng ty.
Bƣớc 3: Xác lập hệ thống mục tiêu của thẻ điểm cân bằng thơng qua phƣơng pháp Delphi.
Bƣớc 4: Hình thành Bản đồ chiến lƣợc theo Thẻ điểm cân bằng của SD Việt Nam.
Bƣớc 5: Đề xuất hệ thống chỉ số đo lƣờng nhằm đo lƣờng các mục tiêu trên Bản đồ chiến lƣợc
Bƣớc 6: Xác lập hệ thống chỉ số đo lƣờng của thẻ điểm cân bằng thơng qua phƣơng pháp Delphi.
Bƣớc 7: Tính trọng số cho hệ thống chỉ số đo lƣờng, mục tiêu, phƣơng diện trong Thẻ điểm cân bằng và trình bày cách thức đo lƣờng các chỉ số.
Bƣớc 8: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho hệ thống đo lƣờng hiệu quả hoạt động theo Thẻ điểm cân bằng.
Bƣớc 9: Triển khai hệ thống đo lƣờng hiệu quả hoạt động theo Thẻ điểm cân bằng vào thực tiễn tại SD Việt Nam.
Điều kiện ứng dụng Thẻ điểm cân bằng:
Theo Niven (2006), để tổ chức có thể ứng dụng Thẻ điểm cân bằng thì cần có một số điều kiện nhất định, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất là tổ chức phải có một chiến lƣợc rõ ràng, đây là điều kiện quan trọng nhất vì hệ thống đo lƣờng của Thẻ điểm cân bằng xét đến cùng đều đƣợc gắn kết và thống nhất với nhau thông qua chiến lƣợc.
Thứ hai là sự bảo trợ của ban lãnh đạo tổ chức nhằm hỗ trợ và tạo ra một cam kết thực hiện trong quá trình triển khai Thẻ điểm cân bằng về mặt nguồn lực, thống nhất các mục tiêu cũng nhƣ mức độ quan trọng của việc ứng dụng Thẻ điểm cân bằng đối với tổ chức.
Thứ ba là nhu cầu về BSC. Mặc dù Thẻ điểm cân bằng là một công cụ quan trọng và hiệu quả trong công tác quản lý và đo lƣờng của tổ chức nhƣng không phải bất cứ tổ chức nào trong bất cứ tình huống nào cũng nên ứng dụng BSC mà phải xét đến nhu cầu thực tế của tổ chức để có thể đem lại những lợi ích to lớn cho tổ chức.
Thứ tƣ là sự ủng hộ của các nhân viên chủ chốt và các cấp quản lý. Các nhân viên chủ chốt và các cấp quản lý là những ngƣời trực tiếp vận hành Thẻ điểm cân bằng. Do đó, họ cần phải có sự tham gia tích cực cũng nhƣ mức độ ủng hộ cao để có thể ứng dụng hiệu quả Thẻ điểm cân bằng vào thực tế tổ chức.
Thứ năm là phạm vi tổ chức, cụ thể tổ chức phải xác định đƣợc chiến lƣợc, đối tƣợng khách hàng, phạm vi các quy trình nội bộ cũng nhƣ mức độ quản lý và vận hành các hoạt động của tổ chức.
Thứ sáu là dữ liệu. Để ứng dụng tốt Thẻ điểm cân bằng, tổ chức cần có khả năng cung cấp các dữ liệu nhƣ chỉ số, số liệu, bảng biểu, … theo đúng quy cách của Thẻ điểm cân bằng một cách chính xác và đầy đủ. Ngồi ra, cần có sự cam kết thực hiện của toàn bộ nhân viên theo cách thức quản lý dựa trên hệ thống đo lƣờng của Thẻ điểm cân bằng.
Cuối cùng là nguồn lực, để ứng dụng Thẻ điểm cân bằng vào hoạt động tổ chức là không hề dễ dàng, do đó, tổ chức cần phải có đầy đủ nguồn lực để đảm bảo cho q trình triển khai. Ngồi ra, tất cả các nguồn lực này, nhất là nhân lực cần phải thật sự phối hợp, đồng lòng, cùng hƣớng đến mục tiêu chung.