Các biểu hiện kinh tế của suy thối mơi trường

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 37 - 38)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

1.4. Nhập môn Kinh tế môi trường

1.4.6. Các biểu hiện kinh tế của suy thối mơi trường

Bước đầu tiên để hiểu được những nguyên nhân gốc rễ của sự suy thối mơi trường là tìm kiếm các biểu hiện về kinh tế. Nghiên cứu các biểu hiện kinh tế của sự suy thối mơi trường giúp chúng ta xác định được mặt thật của vấn đề và đề ra những phương pháp tốt nhất để can thiệp có hiệu quả về mặt chi phí.

(1) Việc sử dụng tài nguyên quá mức, lãng phí và khơng hiệu quả cùng

tồn tại với sự khan hiếm và thiếu hụt ngày càng gia tăng. Nước tưới ngày càng

khan hiếm ở nhiều nơi tại châu Á lại bị sử dụng phung phí và quá mức bởi một số nông dân tới mức gây ngập úng và mặn hóa, trong khi các nơng dân khác cùng sử dụng chung một hệ thống thủy lợi lại chịu thiếu nước và việc cung cấp nước không ổn định. Đây là sự thật của phần lớn các hệ thống thủy lợi tại các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Ấn Độ và Pakistan.

(2) Một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm bị đưa vào sử dụng một cách không bền vững, hiệu quả thấp trong khi vẫn có những cách sử dụng bền vững và hiệu quả cao mà khơng được sử dụng. Ví dụ ở Thái Lan, đất vùng cao

thích hợp cho cây ăn quả và cây lâu năm lại thường được dùng để trồng ngô và sắn trong một vài năm rồi lại bỏ hoang vì năng suất sụt giảm. Ở Ma Rốc, nước tưới khan hiếm lại được sử dụng trồng mía đường trong một môi trường khô cằn trong khi rau, trái và các cây trồng cao cấp khác lẽ ra có thu nhập cao hơn và ít gây ra các vấn đề mặn hóa hơn.

(3) Một nguồn tài nguyên có thể được tái sinh và có thể được quản lý một cách bền vững lại bị khai thác như một tài nguyên để vơ vét. Rừng nhiệt đới

đang bị khai thác vơ vét mà khơng màng đến sự tái sinh của nó và các nguồn thu trong tương lai, ngay cả khi các thu hoạch trong tương lai cho một hiện giá dương theo lãi suất thị trường. Tốc độ phá rừng bằng 100 lần tốc độ tái tạo rừng nói lên rằng rừng đang bị khai thác vơ vét chứ không phải quản lý.

(4) Một tài nguyên bị sử dụng cho một mục đích chuyên biệt trong khi sự

23

đới chỉ được quản lý để lấy gỗ trong khi nếu quản lý cho mục đích đa dạng như LSNG, bảo tồn đất, nước, tính đa dạng sinh học và làm nguồn cung cấp các dịch vụ mơi trường có thể tạo ra thu nhập cao hơn. Mặc dù không phải tất cả các cách sử dụng này đều tương hợp, vấn đề cần nói là chọn sự kết hợp các mục đích sử dụng nào có thể tạo ra hiện giá rịng (NPV) cao nhất trên một khu rừng.

(5) Các cộng đồng địa phương, các bộ tộc và những nhóm người nghèo như phụ nữ bị tước đoạt quyền sử dụng tài nguyên theo tập tục của họ cho dù sự có mặt của họ, những kiến thức bản địa và lợi ích riêng của họ khiến họ là những người quản lý có hiệu quả nhất các tài nguyên này.

(6) Các dự án công cộng được thực hiện không tạo ra hay cung cấp đủ lợi ích để bồi thường đầy đủ cho những phần tử bị ảnh hưởng (bao gồm cả môi trường). Các dự án cơng cộng đều có mục đích gia tăng phúc lợi chung hay để đẩy

mạnh phát triển kinh tế, không phải để tái phân phối thu nhập, mặc dù nếu mọi thứ khác đều như nhau thì những dự án nào làm lợi cho người nghèo hơn là cho người giàu nên được ưu tiên hơn. Do đó, các dự án cơng cộng cần bồi thường đầy đủ cho những người bị ảnh hưởng, bao gồm cả các thế hệ tương lai. Điều đặc biệt là phải quan tâm vì những người bị ảnh hưởng nhiều thường là người nghèo, họ thiếu quyền lực chính trị và kinh tế để làm cho mình khỏi bị thiệt hại.

(7) Tài nguyên và sản phẩm phụ không được tái chế kể cả khi việc tái chế tạo ra các lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Mặc dù không phải tất cả chất thải

có khả năng tái chế đều có thể tái chế một cách kinh tế trong điều kiện kỹ thuật và chi phí hiện tại, nhưng nhiều loại có thể được tái chế và đem lại lợi ích nếu như các nguồn nguyên liệu ban đầu được đánh giá một cách xác đáng và nếu như các chất thải không thể tái chế được không thể được thải ra mà không phải trả tiền. Tái sinh không đầy đủ đồng nghĩa với việc khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên tự nhiên, ô nhiễm nhiều hơn và mất đi những giá trị kinh tế có thể thu hồi được.

(8) Các khu vực và mơi trường cư trú độc đáo bị mất, nhiều lồi động vật và thực vật đang bị diệt chủng mà khơng có lý do kinh tế cưỡng chế nào để đáp lại giá trị của tính độc đáo, sự đa dạng và tổn thất của những mất mát không thể phục hồi được. Giá trị của những tài nguyên không có thứ thay thế, như là mơi

trường cư trú tự nhiên và các giống lồi động thực vật sẽ là vơ giá khi số lượng của chúng bị giảm tới mức đe dọa sự tồn tại của chúng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)