O Wo W1 Lượng phát thải Thiệt hại A MDC (a) O Thiệt hại MDC Lượng phát thải (b) Mức độ tích tụ Mức độ tích tụ Thiệt hại Thiệt hại (c) (d)
72
Hình a: Những thiệt hại biên ban đầu chỉ tăng vừa phải sau đó lại tăng nhanh hơn khi lượng chất thải ngày càng nhiều.
Hình b: Gần giống a (mức thiệt hại biên tăng dần theo lượng phát thải ngày càng nhiều) nhưng bắt đầu ở mức cao hơn trục tung và tăng nhanh hơn. Mức ảnh hưởng của chất thải cực mạnh.
Hình c: Tăng ở mức độ tích tụ thấp sau đó có xu hướng biến thiên đều cho đến khi đạt đến mức độ tích tụ cao hơn nhiều thì các mức thiệt hại tăng nhanh hơn.
Hình d: Thể hiện một hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ bắt đầu từ bên phải gốc tọa độ rồi sau đó tăng tuyến tính theo mức độ tích tụ trong mơi trường xung quanh.
* Chi phí kiểm sốt mơi trường hay chi phí giảm ơ nhiễm:
- Chi phí giảm ơ nhiễm là những chi phí để làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chi phí giảm ơ nhiễm khác nhau tùy theo loại ô nhiễm và nhiều yếu tố khác. Lưu ý rằng “giảm ô nhiễm” được dùng với nghĩa rộng và bao gồm tất cả các cách khả dĩ để giảm lượng chất thải như thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi nguyên liệu đầu vào, quản lý nội vi tốt hơn, tái chế các chất thải, xử lý chất thải… thậm chí cả giảm sản lượng.
- Người ta cũng sử dụng hàm chi phí giảm ơ nhiễm cận biên để phân tích. MAC (Marginal Abatement Cost) thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm một đơn vị chất thải gây ơ nhiễm. Nhìn chung đường MAC có hướng tăng lên từ phải qua trái, cho thấy chi phí giảm thải cận biên tăng dần. Điều này phù hợp với thực tế là việc làm sạch mơi trường ngày càng trở nên khó khăn, thậm chí khơng thể xử lý được những đơn vị chất thải cuối cùng.
- Tổng chi phí giảm ơ nhiễm có thể được tính bằng diện tích nằm dưới đường MAC trong những khoảng xác định khác nhau. Giả sử trong hình 2.11.a, nếu mức thải cuối cùng là W1 thì tổng chi phí giảm thải sẽ là diện tích W1AWm.
73
Hình 2.12. Một số đường chi phí giảm ơ nhiễm cận biên
Hình a: Đường MAC chi phí giảm ơ nhiễm tăng chậm trong những đơn vị giảm ơ nhiễm đầu sau đó tăng nhanh đối với các đơn vị chất thải giảm nhiều hơn.
Hình b: Chi phí tăng lên đều so với lượng chất thải giảm.
Hình c: Khi mới giảm lượng chất thải ban đầu chi phí biên giảm do tính quy mơ kinh tế của công nghệ giảm ơ nhiễm, cuối cùng chi phí biên sẽ tăng khi lượng chất thải giảm về 0.
* Mơ hình về sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc làm giảm ơ nhiễm
Bằng cách thể hiện cả hai đường MAC và MDC trên cùng một đồ thị (hình 2.13).
Hình 2.13. Ơ nhiễm tối ưu tại điểm cực tiểu hóa chi phí
MAC MDC M W1 W* W2 Wm Lượng thải E A B C D O (b ) Chi phí Lượng thải Chi phí (c ) Chi phí W1 Wm Lượng thải (a ) MAC MAC MAC Lượng thải Chi phí
74
- Tại mức thải lớn nhất Wm, chi phí giảm ơ nhiễm (MAC) bằng 0 và tổng chi phí thiệt hại (MDC) là lớn nhất (Diện tích OMWm). Nếu chúng ta bắt đầu thực hiện giảm thải, tổng chi phí giảm thải tăng, nhờ đó lượng chất thải giảm và vì thế tổng chi phí thiệt hại cũng giảm. Nếu chúng ta tiếp tục giảm lượng chất thải về 0, khi đó lợi ích của việc giảm ơ nhiễm là rất lớn, đồng thời chi phí giảm thải cũng rất lớn. Các nhà kinh tế cho rằng tại mức này chúng ta phải bỏ ra một chi phí quá lớn để nhận được lợi ích nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí đó.
- Qua đồ thị ta có thể thấy: Tại mức thải W* (khi đó MAC = MDC) thì tổng chi phí mơi trường là nhỏ nhất, bao gồm tổng chi phí giảm thải là diện tích tam giác WmEW* và tổng chi phí thiệt hại là diện tích tam giác OEW*.
- Tại mức thải W1 < W*, thiệt hại do ô nhiễm mơi trường giảm (diện tích hình tam giác OBW1) nhưng chi phí cho việc giảm ơ nhiễm lại tăng lên q nhiều (diện tích hình W*W1AE). Kết quả là tại mức thải W1, tổng chi phí mơi trường của xã hội tăng thêm diện tích bằng diện tích tam giác EAB.
- Tại mức thải W2 > W*, chúng ta tiết kiệm được chi phí giảm ơ nhiễm nhưng lại phải gánh chịu nhiều thiệt hại mơi trường hơn, vì thế tổng chi phí mơi trường vẫn tăng thêm diện tích tam giác ECD.
- Chúng ta có thể chứng minh hiệu quả này về mặt toán học. Tại mọi mức thải ta ln có:
TEC = TAC + TDC Trong đó:
TEC: Là tổng chi phí mơi trường;
W: Là lượng thải;
TAC: Là tổng chi phí giảm ơ nhiễm;
TDC: Là tổng chi phí thiệt hại do ơ nhiễm.
Vậy TEC min khi:
W ¦ d dTEC = W ¦ d dTAC + W TDC d d = 0 = MAC + MDC.
Vì TDC và TAC là hai hàm nghịch biến theo W nên đạo hàm của chúng trái dấu, vậy ta có MDC – MAC = 0. Rõ ràng TEC là nhỏ nhất khi MAC = MDC. Mức thải W*
75
2.3.3. Định lý Coase và quyền tài sản
2.3.3.1. Phân định quyền tài sản và mặc cả
- Trong thực tế hoạt động của cơ chế thị trường, có một số trường hợp việc hạn chế ơ nhiễm trở nên có hiệu quả mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước khi các ngoại ứng tác động đến ít bên và quyền tài sản hay quyền sở hữu được xác định rõ ràng. Từ năm 1960, có một trường phái tư tưởng kinh tế gắn với Coase, trường phái này nhấn mạnh vào sự quan trọng của quyền sở hữu tài sản và mặc cả giữa những người gây ô nhiễm và những người bị thiệt hại. Trường phái này bác bỏ sự can thiệp của chính quyền thơng qua thuế, trợ cấp hoặc tiêu chuẩn môi trường (sẽ được nghiên cứu ở phần sau) và cổ vũ cho các biện pháp mặc cả trên thị trường được hỗ trợ bằng các quyền sở hữu tài sản để đạt đến mức ô nhiễm tối ưu xã hội.
- Quyền tài sản hay quyền sở hữu là quyền được quy định bởi pháp luật (luật định) cho một cá nhân hay một doanh nghiệp sử dụng, kiểm sốt hoặc thu phí đối với một nguồn lực nào đó, họ được pháp luật bảo vệ khi có sự cản trở họ thực hiện các quyền đó.
* Quyền tài sản thuộc chủ thể bị ảnh hưởng ô nhiễm
- Giả thiết bao gồm:
+ Quyền tài sản được phân định rõ ràng;
+ Thơng tin hồn hảo nghĩa là tất cả các thông tin liên quan đến các bên đều rõ ràng;
+ Chi phí giao dịch bằng 0.
Hình 2.14. Mơ hình thỏa thuận ơ nhiễm
C QP H Q* D O A B E F G MEC MNPB
76
- Khi chủ thể bị ảnh hưởng ơ nhiễm có quyền tài sản thì chủ thể gây ô nhiễm (người sản xuất) sẽ là người khởi xướng mặc cả. Người sản xuất sẽ mặc cả để nâng mức sản xuất từ O đến D, như vậy lợi nhuận sẽ là diện tích OABD. Mức bồi thường tối thiểu mà người bị thiệt hại địi sẽ là diện tích OCD.
- Trong trường hợp này MNPB trở thành đường lợi ích cận biên trong mặc cả và đường MEC trở thành chi phí cận biên tối thiểu trong mặc cả của người sản xuất (hay người gây ơ nhiễm). Lợi ích trong mặc cả thuộc về người sản xuất (người gây ơ nhiễm nhưng khơng có quyền tài sản). Chừng nào MNPB cịn lớn hơn MEC thì người sản xuất (người gây ơ nhiễm) vẫn tiếp tục mặc cả để tăng sản lượng sản xuất. Mặc cả sẽ kết thúc tại MNPB = MEC: Đây là điểm đạt mức ô nhiễm tối ưu (thỏa mãn nguyên tắc cân bằng cận biên). Tại các điểm sản lượng > Q*: mức đền bù của người sản xuất gây ơ nhiễm sẽ cao hơn lợi ích cận biên của họ.
* Quyền tài sản thuộc chủ thể gây ô nhiễm:
- Khi quyền tài sản thuộc chủ thể gây ơ nhiễm (người sản xuất) thì người sản xuất cứ sản xuất mà không cần quan tâm đến tình trạng ơ nhiễm, khi đó mức sản lượng sẽ ở mức tối đa là QP.
- Trong trường hợp này người khởi xướng mặc cả chính là người bị ảnh hưởng (người khơng có quyền tài sản). Quá trình mặc cả sẽ bắt đầu từ mức QP. Đường MNPB là đường chi phí cận biên tối thiểu trong mặc cả và MEC là đường lợi ích cận biên trong mặc cả của người bị ảnh hưởng ơ nhiễm (nhưng khơng có quyền tài sản). Lợi ích mặc cả thuộc về người bị ảnh hưởng ơ nhiễm.
- Q trình mặc cả sẽ kết thúc tại điểm MNPB = MEC. Đây cũng là mức ô nhiễm tối ưu.
→ Như vậy kết quả mặc cả không phụ thuộc vào quyền tài sản thuộc về ai vì dù có thuộc ai thì cuối cùng q trình mặc cả cũng kết thúc ở điểm cân bằng.
2.3.3.2. Định lý Coase
- Ronald Coase đã phát biểu trong bài viết “Vấn đề chi phí xã hội” trong Tạp chí Luật pháp Kinh tế tháng 3 năm 1960, nguyên văn của định lý “Khi các bên có thể mặc cả mà khơng phải chi phí gì thêm và để làm cho cả hai bên cùng có lợi, cơ chế thị trường sẽ làm cho hoạt động chống ô nhiễm trở nên có hiệu quả bất kể quyền tài sản được ấn định như thế nào”.
- Định lý: “Nếu quyền tài sản là hồn hảo và chi phí giao dịch bằng khơng thì ln có xu hướng đạt được mức ơ nhiễm tối ưu thơng qua q trình mặc cả bất kể ai (người gây ô nhiễm hay người bị ảnh hưởng ô nhiễm) là người sở hữu tài sản môi trường”.
77
- Tuy nhiên hạn chế của định lý này là: (1) Khơng có mặc cả khi quyền tài sản khơng được phân định rõ ràng; (2) Chi phí giao dịch trên thực tế thường rất lớn; (3) Khó khăn trong việc xác định người gây ơ nhiễm và người bị ảnh hưởng (đối tượng can dự nhiều và có thể qua nhiều thế hệ, xác định quan hệ nhân quả giữa người gây ô nhiễm và người bị ảnh hưởng); (4) Khó khăn trong việc xác định MNPB/MAC và MEC/MDC.
2.3.3.3. Ngụ ý áp dụng quyền tài sản đối với vấn đề môi trường
- Những hạn chế của định lý Coase biện minh cho sự cần thiết phải có can thiệp của chính phủ và vai trị của quyền tài sản đối với việc giải quyết ô nhiễm.
- Trong thực tế phương pháp quyền tài sản có thể dẫn đến mức ơ nhiễm hiệu quả khi :
+ Quyền tài sản được phân định rõ ràng, có hiệu lực và có thể chuyển nhượng; + Số người can dự tương đối ít;
+ Quan hệ nhân quả rõ ràng; + Thiệt hại dễ đo lường; + Chi phí giao dịch thấp.
- Khi quyền tài sản mang tính chất cơng cộng nhiều thì phương pháp quyền tài sản ít có cơ may phát huy hiệu lực.
2.3.4. Cơ sở kinh tế của các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
- Các công cụ mà nhà nước sử dụng để giải quyết vấn đề mơi trường có thể được chia làm 4 nhóm theo sơ đồ:
Sơ đồ 2.2. Các cơng cụ chính sách quản lý mơi trường
Mệnh lệnh và kiểm soát (Command and
Control - CAC)
Các công cụ kinh tế
Tăng cường quyền tài sản (Property Reform)
Các công cụ khác 1. Giáo dục MT 2. Hồn thiện luật pháp
3. Truyền thơng mơi trường
1. Giao đất giao rừng
2. Tăng cường quản lý cộng đồng 1. Thuế 2. Phí xả thải 3. Trợ cấp 4. Giấy phép thải có thể chuyển nhượng 5. Hệ thống đặt cọc hoàn trả 6. Ký quỹ MT 7. Quỹ bảo vệ MT 8. Nhãn sinh thái 1. Tiêu chuẩn MT 2. Giấy phép ô nhiễm không thể chuyển nhượng
78
2.3.4.1. Tiêu chuẩn môi trường
* Khái niệm:
- Tiêu chuẩn là một dạng của phương pháp mệnh lệnh và kiểm sốt (CAC). Tiêu chuẩn mơi trường là một trong những giải pháp cơ bản của Nhà nước sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm. Để xác định các tiêu chuẩn phải qua nhiều thủ tục bao gồm các nghiên cứu khoa học và hàng loạt các đánh giá.
- Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường (Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam).
* Các loại tiêu chuẩn môi trường:
- Tiêu chuẩn môi trường xung quanh: Là mức độ ô nhiễm của môi trường
xung quanh khơng được phép vượt q.
Ví dụ: Hàm lượng khí CO2 cho phép, hàm lượng ơxy hịa tan trong nước, hàm lượng bụi trong khơng khí.
Tiêu chuẩn môi trường xung quanh liên quan đến chất lượng mơi trường, nó khơng đề cập đến cách thức thực hiện, phạm vi ra quyết định và cách thức ứng xử rất rộng.
- Tiêu chuẩn thải: Là lượng thải tối đa cho phép từ nguồn.
Ví dụ: Tốc độ thải (kg/h), hàm lượng thải (phần triệu nhu cầu ôxy sinh học hoặc BOD trong nước), tổng lượng thải, lượng chất thải trên mỗi đơn vị đầu ra (CO2/kwh), lượng chất thải cho mỗi đơn vị đầu vào (lượng sulphur/tấn than), tỷ lệ phần trăm chất gây ô nhiễm được loại bỏ (60% chất thải được loại bỏ trước khi thải).
Đối với tiêu chuẩn thải, mức độ khắt khe, linh hoạt trong quá trình ra quyết định với chủ thể gây ô nhiễm cao hơn. Như vậy, tiêu chuẩn thải là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất thải tối đa mà một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường. Nếu doanh nghiệp nào thải quá giới hạn cho phép sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Tiêu chuẩn thải chỉ quy định mức thải đối với tất cả các chủ thể gây ô nhiễm nhưng không quy định công nghệ được sử dụng để đạt được mức chuẩn đó.
- Tiêu chuẩn công nghệ: Là quy định về cơng nghệ, kỹ thuật hoặc hoạt động
79
Ví dụ: Tiêu chuẩn đầu vào (phân hóa học, thuốc trừ sâu cấm sử dụng DDT, 666), tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra (không cho phép nhập khẩu xe chạy xăng pha chì), tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật (Huế có quy định nhà xây dọc sơng Hương phải thấp hơn bao nhiêu m).
* Cơ sở kinh tế của tiêu chuẩn môi trường: - Quy định tiêu chuẩn thải:
+ Lý thuyết: Muốn tiêu chuẩn đạt hiệu quả phải thỏa mãn nguyên tắc MAD = MDC.
Hình 2.15. Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến tính
+ Trên thực tế khó xác định MDC nên rất khó xác định điểm E*:
Tiêu chuẩn không rủi ro: EL điểm mà tại đó thiệt hại biên tăng lên nhanh - tiêu chuẩn không rủi ro;
Tiêu chuẩn rủi ro thấp: EM tối thiểu hóa rủi ro, là mức thải khơng bao giờ được vượt quá - tiêu chuẩn rủi ro thấp.
- Tiêu chuẩn đồng bộ và tiêu chuẩn cá nhân:
Một vấn đề trong thực tế là liệu tiêu chuẩn có nên áp dụng đồng bộ cho tất cả các trường hợp hay thay đổi tùy theo hoàn cảnh?
+ Tiêu chuẩn đồng bộ khơng đạt hiệu quả xã hội vì:
MAC MDC ET EL E* EM $ Phát thải E0
80
→ MDC là khác nhau giữa các vùng: Lợi ích mất đi do tiêu chuẩn đưa ra khơng phù hợp (ví dụ hình 2.15).
→ MAC là khác nhau giữa các nguồn.
Hình 2.16. Tiêu chuẩn đồng bộ không hiệu quả khi MDC khác nhau giữa các vùng
+ Tiêu chuẩn cá nhân đạt hiệu quả xã hội nhưng cần rất nhiều thông tin để xác định và khơng thể thực thi nếu có q nhiều nguồn ơ nhiễm.
* Tác dụng khuyến khích cải tiến cơng nghệ của tiêu chuẩn:
Cải tiến công nghệ là việc các chủ thể gây ơ nhiễm đi tìm kiếm những giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm với chi phí tiết kiệm hơn. Tức là sẽ tác động làm dịch