29
Hình 1.12. Sự suy giảm độ che phủ tài nguyên rừng Việt Nam (1943 - 2000)
1.5.3.2. Sự cạn kiệt tài nguyên thủy sản
Trên thế giới
- Tổng sản lượng khai thác cá nổi đạt 38 triệu tấn, cá đáy đạt 20 triệu tấn; các loài thủy sản khác đạt 10 triệu tấn; thủy sản nước ngọt đạt 10 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và mực đạt 7,5 triệu tấn, giáp xác và tôm đạt 6 triệu tấn.
- Về nuôi trồng thủy sản, cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 13,5 triệu tấn, các loài thủy sản nước ngọt khác đạt 8,6 triệu tấn; giáp xác và tôm đạt 4,4 triệu tấn.
Việt Nam
Hiện nay, tổng sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam hàng năm đạt trên 4,1 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,15 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, các nước ASEAN.
Ngành thủy sản Việt Nam đang ở tình trạng:
- Quy hoạch nhỏ lẻ: Hầu hết tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ven biển;
- Thiếu tính chiến lược, dẫn đến "khủng hoảng" nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu;
- Tiềm năng còn bỏ ngỏ: Phát triển ngành thủy sản Việt Nam có tăng trưởng cao song hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng.
30
1.5.3.3. Sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu của Tổng hội Địa chất Việt Nam, cả nước hiện có 5.000 điểm mỏ khai thác 60 loại khống sản. Trong đó, trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại 814,7 triệu tấn; bể than Quảng Ninh trên 3 tỷ tấn; urani khoảng 218.000 tấn; bauxit Tây Nguyên khoảng 2,1 tỷ tấn; đất hiếm 10 triệu tấn; quặng titan hàng trăm triệu tấn; wolfram 110,2 triệu tấn; crom 22 triệu tấn, apatit 900 triệu tấn…
Nếu xét theo các nhóm tài ngun khống sản, Việt Nam khơng có tiềm năng lớn về các khống sản năng lượng (than, dầu, khí), có nhiều loại khống sản kim loại nhưng trữ lượng quá ít. Khống chất cơng nghiệp và vật liệu xây dựng nhiều nhưng không phải là loại khống sản có giá trị kinh tế cao. Về số lượng có nhiều loại khống sản nhưng trữ lượng không nhiều.
1.5.4. Những quan tâm tồn cầu: thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu
Trên thế giới: Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,60C và đến năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng tiếp từ 1,4 đến 5,80C.Ở Việt Nam nhiệt độ trung bình năm tăng 0,10C mỗi thập kỷ, một số tháng mùa hè tăng từ 0,1 đến 0,30C
mỗi thập kỷ.
- Lượng mưa trung bình tháng có sự thay đổi lớn và ngẫu nhiên.
- Các dạng thiên tai, hạn hán, lũ lụt tăng về số lượng và cường độ…
Đa dạng sinh học
Trên thế giới có khoảng 1,4 triệu lồi. Trong đó: - 75.000 lồi cơn trùng;
- 41.000 lồi động vật có xương sống; - 250.000 thực vật có mạch và rêu; - Nhiều lồi chưa được biết đến;
- Nhiều môi trường sống chưa được nghiên cứu;
- Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới;
31
- Nhiều lồi động thực vật q hiếm đã bị tuyệt chủng; - Một số lồi đang có nguy cơ tuyệt chủng.
1.5.5. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội cơng bằng và mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hịa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách
32
liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
33
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu hỏi 1: Phân tích bản chất hệ thống môi trường? Dưới quan điểm tiếp cận hệ
thống, các chính sách quản lý mơi trường được vận dụng như thế nào?
Câu hỏi 2: Sơ đồ cân bằng vật chất và chất lượng môi trường gợi ý cho chúng ta
những cách kiểm soát ô nhiễm môi trường nào? Phân tích tính khả thi, hiệu quả trong thực tiễn?
Câu hỏi 3: Tại sao thuế xăng dầu tạo khuyến khích giảm thải khí từ xe ơ tơ nhiều
hơn so với thuế sở hữu/sử dụng xe hàng năm?
Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng những đánh đổi (trade-offs) được minh
họa ở đường giới hạn cong khả năng sản xuất? Chính sách mơi trường có thể ảnh hưởng những đánh đổi này như thế nào?
Câu hỏi 5: Hãy chỉ rõ đổi mới công nghệ cho phép các hãng sản xuất hàng hóa và
dịch vụ với ơ nhiễm ít hơn như thế nào? Sử dụng đồ thị đường cong khả năng sản xuất để giải thích.
Câu hỏi 6: Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động nhất qn với
tính bền vững? Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động ngược lại? Làm thế nào để có thể thay đổi những khuyến khích có tác động ngược lại đó?
Câu hỏi 7: Giả sử chúng ta quan sát thấy phát thải chất ô nhiễm giảm xuống nhưng
chất lượng môi trường khơng tăng lên - có thể giải thích điều này như thế nào?
Câu hỏi 8: Phân tích các biểu hiện kinh tế của suy thối mơi trường? Vận dụng thực tiễn?
34
Chương 2
KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Kinh tế học chất lượng môi trường vận dụng lý thuyết kinh tế để giải thích những vấn đề cơ bản của môi trường hiện nay. Dựa trên quan điểm kinh tế, các nhà kinh tế mơi trường đi từ phân tích các biểu hiện kinh tế của suy thối mơi trường đến các nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân cơ bản cho đến các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Đó là thất bại thị trường và thất bại chính sách tạo ra các khuyến khích đặc biệt là các khuyến khích kinh tế khiến con người thực hiện các hành vi gây ô nhiễm mơi trường và suy thối tài nguyên. Trên cơ sở phân tích sâu các ngun nhân của suy thối mơi trường, kinh tế mơi trường đi sâu phân tích vấn đề ơ nhiễm mơi trường dưới góc độ kinh tế. Trong đó, mức ơ nhiễm tối ưu là cơ sở đề xuất các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm môi trường hiện nay. Các giải pháp này đi theo 2 cơ chế: cơ chế thị trường (định lý Coase) và cơ chế nhà nước (các cơng cụ chính sách mơi trường).
Mục tiêu học tập:
Sau khi học xong chương 2, bạn có thể:
- Hiểu được một số khái niệm kinh tế học vận dụng trong phân tích kinh tế tác động mơi trường;
- Phân tích những nguyên nhân của các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế;
- Hiểu, phân biệt khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm khoa học môi trường và quan điểm kinh tế học;
- Trình bày các cách xác định ô nhiễm tối ưu theo quan điểm kinh tế;
- Phân tích giải pháp kiểm sốt mơi trường dựa vào thị trường - Định lý Coase;
- Phân tích cơ sở kinh tế của các giải pháp kiểm sốt mơi trường bằng các cơng cụ chính sách mơi trường.
2.1. Mơ hình thị trường và hiệu quả kinh tế
2.1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường
- Thị trường (Market) là bất kỳ khung cảnh nào trong đó tập hợp những người mua và người bán, họ tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi, mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng
35
thời xác định cả chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nói cách khác, giá cả là tín hiệu cơ bản phối hợp các hoạt động của người tiêu dùng, người sản xuất và những người sở hữu những nguồn lực khan hiếm. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.
- Cầu (Demand-D) là mối quan hệ giữa giá (Price-P) và lượng cầu (Quantity-
Q) của một loại hàng hóa, dịch vụ. Đó là lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này bằng đồ thị, đó là đường cầu (dốc xuống dưới từ trái sang phải). Tại mức giá P1 thì lượng cầu là Q1, tại mức giá P2 thì lượng cầu là Q2 P D P2 P1 Q2 Q1 Q Hình 2.1. Đường cầu thị trường
+ Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu:
Ví dụ: Q = 450 - 25P
Nếu giá P1 = 4, lượng cầu Q1 = 350; Nếu giá P1 = 6, lượng cầu Q1 = 300.
+ Cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân. + Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hóa/dịch vụ bao gồm: giá của bản thân hàng hóa/dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của loại hàng hóa có liên quan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng…
- Cung (Supply- S): Là mối quan hệ giữa giá (P) và lượng cung (Q) của một loại hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn lịng và có khả năng cung tại mức giá
36
xác định trong một thời gian xác định. Trong những điều kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể biểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung (dốc đi lên từ trái sang phải).
P S P2 P1 Q1 Q2 Q Hình 2.2. Đường cung thị trường
+ Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung:
Ví dụ: Q = -20 + 10P
Nếu giá P1 = 4, lượng cung Q1 = 20; Nếu giá P1 = 6, lượng cung Q2 = 40.
+ Cung thị trường là tổng các mức cung của từng cá nhân lại với nhau.
+ Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hóa/dịch vụ bao gồm: Giá của bản thân hàng hóa/dịch vụ, cơng nghệ, giá của các yếu tố đầu vào, chính sách thuế…
- Cân bằng thị trường: Khi cầu đối với một hàng hóa/dịch vụ nào đó xuất
hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ đủ thỏa mãn cầu đối với hàng hóa/dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có mức giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng (Q*). Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó khơng được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo bàn tay vơ hình của thị trường. Tại những mức giá thấp hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung); tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá cao hơn giá cân bằng sẽ xuất hiện tình trạng dư cung, tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt được trạng thái cân bằng.
37
Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường
2.1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất
2.1.2.1. Lợi ích và thặng dư tiêu dùng
* Lợi ích:
- Thuật ngữ lợi ích được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng, sự thỏa mãn do việc tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại.
Lợi ích tồn bộ (Total Benefit - TB) là tổng thể sự hài lịng do tồn bộ sự tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại (hay chính là tồn bộ diện tích nằm dưới
đường cầu).
Lợi ích cận biên (Marginal Benefit - MB) phản ánh mức độ hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sản phẩm đem lại.
Lợi ích cận biên = Sự thay đổi tổng lợi ích Sự thay đổi lượng tiêu dùng → MB = lim ΔQ→ 0 ΔTB = TB’(Q) ΔQ P Q Q* P* O E S D
38
- Khái niệm tổng lợi ích và lợi ích cận biên giải thích vì sao chúng ta lại mua một hàng hóa/dịch vụ cũng như vì sao chúng ta lại khơng mua hàng hóa/dịch vụ đó vào một thời điểm nào đó.
- Lợi ích cận biên của một hàng hóa/dịch vụ có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở một thời kỳ nhất định. Như vậy, khi ta tiêu dùng nhiều hơn một loại hàng hóa/dịch vụ nào đó mà lợi ích cận biên vẫn cịn lớn hơn 0, tổng lợi ích sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần đi.
- Lợi ích là một khái niệm trìu tượng, tuy nhiên chúng ta có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng: Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho nó, khi lợi ích