Cạn kiệt tài nguyên rừng, thủy sản và khoáng sản

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 43 - 45)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

1.5. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Việt Nam và thế giới

1.5.3. Cạn kiệt tài nguyên rừng, thủy sản và khoáng sản

1.5.3.1. Sự cạn kiệt tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị mất là lớn nhất, năm 1990 Châu Phi và Mỹ La Tinh cịn 75% diện tích rừng nhiệt đới, Châu Á còn 40%. Theo dự báo đến năm 2010 rừng nhiệt đới chỉ còn 20 - 25% ở một số nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Ðông Nam Á.

Rừng ơn đới khơng giảm diện tích nhưng chất lượng và trữ lượng gỗ bị suy giảm đáng kể do ơ nhiễm khơng khí. Theo tính tốn giá trị kinh tế rừng ở Châu Âu giảm 30 tỷ USD/năm.

Hình 1.10. Sự thu hẹp diện tích rừng trên thế giới thời gian gần đây

29

Hình 1.12. Sự suy giảm độ che phủ tài nguyên rừng Việt Nam (1943 - 2000)

1.5.3.2. Sự cạn kiệt tài nguyên thủy sản

 Trên thế giới

- Tổng sản lượng khai thác cá nổi đạt 38 triệu tấn, cá đáy đạt 20 triệu tấn; các loài thủy sản khác đạt 10 triệu tấn; thủy sản nước ngọt đạt 10 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và mực đạt 7,5 triệu tấn, giáp xác và tôm đạt 6 triệu tấn.

- Về nuôi trồng thủy sản, cá chép đứng đầu với 21 triệu tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 13,5 triệu tấn, các loài thủy sản nước ngọt khác đạt 8,6 triệu tấn; giáp xác và tôm đạt 4,4 triệu tấn.

 Việt Nam

Hiện nay, tổng sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam hàng năm đạt trên 4,1 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,15 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn. Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ phấn đấu đạt khoảng 5 tỷ USD và đến năm 2010 đạt kim ngạch 5,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,4%. Thị trường chính vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, các nước ASEAN.

Ngành thủy sản Việt Nam đang ở tình trạng:

- Quy hoạch nhỏ lẻ: Hầu hết tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ven biển;

- Thiếu tính chiến lược, dẫn đến "khủng hoảng" nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu;

- Tiềm năng còn bỏ ngỏ: Phát triển ngành thủy sản Việt Nam có tăng trưởng cao song hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng.

30

1.5.3.3. Sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản

Theo số liệu của Tổng hội Địa chất Việt Nam, cả nước hiện có 5.000 điểm mỏ khai thác 60 loại khống sản. Trong đó, trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại 814,7 triệu tấn; bể than Quảng Ninh trên 3 tỷ tấn; urani khoảng 218.000 tấn; bauxit Tây Nguyên khoảng 2,1 tỷ tấn; đất hiếm 10 triệu tấn; quặng titan hàng trăm triệu tấn; wolfram 110,2 triệu tấn; crom 22 triệu tấn, apatit 900 triệu tấn…

Nếu xét theo các nhóm tài ngun khống sản, Việt Nam khơng có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng (than, dầu, khí), có nhiều loại khống sản kim loại nhưng trữ lượng quá ít. Khống chất cơng nghiệp và vật liệu xây dựng nhiều nhưng không phải là loại khống sản có giá trị kinh tế cao. Về số lượng có nhiều loại khống sản nhưng trữ lượng khơng nhiều.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)