Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
1.5. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Việt Nam và thế giới
1.5.4. Những quan tâm tồn cầu: thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu
Trên thế giới: Từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,60C và đến năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng tiếp từ 1,4 đến 5,80C.Ở Việt Nam nhiệt độ trung bình năm tăng 0,10C mỗi thập kỷ, một số tháng mùa hè tăng từ 0,1 đến 0,30C
mỗi thập kỷ.
- Lượng mưa trung bình tháng có sự thay đổi lớn và ngẫu nhiên.
- Các dạng thiên tai, hạn hán, lũ lụt tăng về số lượng và cường độ…
Đa dạng sinh học
Trên thế giới có khoảng 1,4 triệu lồi. Trong đó: - 75.000 lồi cơn trùng;
- 41.000 lồi động vật có xương sống; - 250.000 thực vật có mạch và rêu; - Nhiều lồi chưa được biết đến;
- Nhiều mơi trường sống chưa được nghiên cứu;
- Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới;
31
- Nhiều lồi động thực vật q hiếm đã bị tuyệt chủng; - Một số lồi đang có nguy cơ tuyệt chủng.
1.5.5. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội cơng bằng và mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách
32
liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): "Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".
33
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu hỏi 1: Phân tích bản chất hệ thống môi trường? Dưới quan điểm tiếp cận hệ
thống, các chính sách quản lý môi trường được vận dụng như thế nào?
Câu hỏi 2: Sơ đồ cân bằng vật chất và chất lượng môi trường gợi ý cho chúng ta
những cách kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nào? Phân tích tính khả thi, hiệu quả trong thực tiễn?
Câu hỏi 3: Tại sao thuế xăng dầu tạo khuyến khích giảm thải khí từ xe ơ tơ nhiều
hơn so với thuế sở hữu/sử dụng xe hàng năm?
Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng những đánh đổi (trade-offs) được minh
họa ở đường giới hạn cong khả năng sản xuất? Chính sách mơi trường có thể ảnh hưởng những đánh đổi này như thế nào?
Câu hỏi 5: Hãy chỉ rõ đổi mới công nghệ cho phép các hãng sản xuất hàng hóa và
dịch vụ với ơ nhiễm ít hơn như thế nào? Sử dụng đồ thị đường cong khả năng sản xuất để giải thích.
Câu hỏi 6: Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động nhất qn với
tính bền vững? Anh/chị hãy cho biết bất kỳ khuyến khích nào có tác động ngược lại? Làm thế nào để có thể thay đổi những khuyến khích có tác động ngược lại đó?
Câu hỏi 7: Giả sử chúng ta quan sát thấy phát thải chất ô nhiễm giảm xuống nhưng
chất lượng môi trường không tăng lên - có thể giải thích điều này như thế nào?
Câu hỏi 8: Phân tích các biểu hiện kinh tế của suy thối mơi trường? Vận dụng thực tiễn?
34