Vai trị của khuyến khích trong việc giải thích các vấn đề mơi trường

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 32)

Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

1.4. Nhập môn Kinh tế môi trường

1.4.2. Vai trị của khuyến khích trong việc giải thích các vấn đề mơi trường

- Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây hủy hoại mơi trường? Có nhiều cách trả lời câu hỏi này. Một cách trả lời đó là hành vi vô đạo đức của con người. Nếu điều này là đúng thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải nâng cao nhận thức về đạo đức môi trường trong xã hội. Tuy nhiên, phương pháp dựa vào sự thức tỉnh đạo đức để ngăn ngừa ô nhiễm tạo ra rất nhiều vấn đề. Không phải sự kém ý thức đạo đức sẽ dẫn đến phá hoại mơi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên hệ thống kinh tế để trong đó mọi người cần phải tìm cơng việc để sinh sống.

- Vì vậy, cách thức thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm là quan sát cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế và bằng cách nào chúng hướng mọi người đưa ra các quyết định gây hậu quả phá hoại môi trường. Các nhà kinh tế học tin rằng: “Con người gây ơ nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ

nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các chất thải sau quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa”.

- Con người đã tạo ra những quyết định như thế trong một khung cảnh thể chế kinh tế và xã hội nhất định. Những thể chế này tạo ra các khuyến khích

(incentives) để hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà khơng theo cách khác. Khuyến khích là điều làm cho ta bị cuốn hút hay từ chối điều chỉnh hành vi của mình bằng cách nào đó. Thơng thường chúng ta nghĩ “khuyến khích

kinh tế ” là những phần thưởng về của cải vật chất, nhưng cũng có những khuyến

khích phi vật chất hướng mọi người điều chỉnh hành vi kinh tế của họ như lòng tự trọng, mong muốn bảo tồn một môi trường sạch đẹp…

Một trong những nội dung của kinh tế môi trường là nghiên cứu: (1) Các q trình khuyến khích hoạt động như thế nào; và (2) Làm thế nào để cấu trúc lại chúng nhằm hướng mọi người đưa ra các quyết định thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)