Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
1.5. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Việt Nam và thế giới
1.5.1. nhiễm nước và khơng khí
1.5.1.1. Ơ nhiễm nước
24
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ơ nhiễm nước là một trong các nguyên nhân chính gây tử vong từ yếu tố môi trường.
Theo điều tra của WHO trong năm 2008 có khoảng 2,6 tỷ người khơng được tiếp cận với các cơng trình vệ sinh. Đây chính là ngun nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con người ảnh hưởng đến sức khoẻ, tình trạng trên dẫn đến một loạt bệnh như tả, thương hàn, kiết lị, viêm gan A và bệnh giun sán. Theo dự đoán của WHO mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
Việt Nam
Tại Hà Nội: Tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500.000 m3/ngày. Khoảng 90% của tổng lượng trên là chưa được xử lý mà đã được xả thẳng vào nguồn nước mặt. Và khoảng 7% tổng lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn. Tại Hà Nội chỉ có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý nước thải. Nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm amoniac nặng nề, vượt mức cho phép 20 - 30 lần, và lượng nước ngầm tại Hà Nội nay đã giảm đi 6 m.
Tại Tp. HCM: Chất lượng nguồn nước trên hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai tuy đạt chuẩn nguồn nước loại B nhưng mức độ ô nhiễm vi sinh đã vượt chuẩn loại B từ 1 - 15 lần. Khi nước lớn, 1 nửa số mẫu nước kênh rạch có mức ơ nhiễm vượt chuẩn cho phép. Khi nước cạn thì 100% số mẫu vượt chuẩn. Nước ngầm có hàm lượng hợp chất nitơ cao vượt tiêu chuẩn nước ăn uống, lượng nước ngầm giảm đi 10 m.
Khu vực nông thôn: Cơ sở hạ tầng lạc hậu, phần lớn chất thải của con người và gia súc chưa được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trơi, làm cho tình trạng ơ nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3500 MNP/100 ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800 - 12.500 MNP/100 ml ở các kênh tới tiêu.
1.5.1.2. Ơ nhiễm khơng khí
Hiện nay, ơ nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia.
Mơi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật.
25
Hoạt động con người thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có: 20 tỉ tấn cácbon điơxít; 1,53 triệu tấn SiO2; hơn 1 triệu tấn niken; 700 triệu tấn bụi; 1,5 triệu tấn asen; 900 tấn coban; 600.000 tấn kẽm (Zn); hơi thủy ngân (Hg); hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào khơng khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính.
Tạo ra các cơn mưa acid làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Các chuyên gia của WHO ước tính ơ nhiễm khơng khí góp phần gây ra khoảng 800.000 ca tử vong trên tồn thế giới mỗi năm.
Nhìn chung, lượng khí thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở nước ta cịn thấp so với các nước công nghiệp phát triển như khí cácbon điơxit mới vào khoảng 125 triệu tấn/năm; sử dụng các hóa chất nhân tạo làm suy giảm tầng ôzôn khoảng 450 tấn/năm.