MAC1
MAC2
97 - Như vậy, hiệu quả chi phí:
+ Là tiêu chí chủ yếu khi các nhà quản lý khơng xác định được đường thiệt hại biên;
+ Cho phép tối thiểu chi phí để đạt được một mục tiêu nhất định về chất lượng môi trường;
+ Cho phép xã hội đạt được mục tiêu chất lượng mơi trường cao hơn chính sách khơng hiệu quả vì nó tiết kiệm chi phí.
- Dẫu việc bảo tồn tài ngun mơi trường là cực kỳ quan trọng, tiêu chí hiệu quả và hiệu quả chi phí vẫn là hệ trọng vì nó là một trong những điều mà con người mong muốn đạt được. Nguồn lực cho việc cải thiện chất lượng môi trường phải được sử dụng theo cách thức cho phép tạo ra ảnh hưởng lớn nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước kém phát triển có ít nguồn lực dành cho các chương trình bảo vệ mơi trường và không thể trang trải cho những chính sách khơng đạt hiệu quả và hiệu quả chi phí. Hiệu lực chi phí cũng trở thành vấn đề quan trọng cho các nước phát triển thời kỳ khủng hoảng hoặc suy thối.
2.3.5.2. Cơng bằng
Cơng bằng hoặc bình đẳng là một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá chính sách mơi trường. Cơng bằng là vấn đề đạo đức và là sự quan tâm của người khá giả với những người kém may mắn. Nó cũng là mối quan tâm để chính sách đạt hiệu lực bởi vì chính sách sẽ khơng được ủng hộ nếu được coi là khơng cơng bằng.
2.3.5.3. Khuyến khích đổi mới cơng nghệ
- Trong nghiên cứu chính sách mơi trường, cách thức làm việc và hiệu quả công việc của các công chức thường được chú trọng nhiều, bởi vì họ được xem như khởi nguồn của chính sách. Nhưng chính các chủ thể tư nhân - là các doanh nghiệp và người tiêu dùng - những người quyết định phạm vi và cấp độ của các tác động môi trường mới là yếu tố quyết định các tác động giảm thiểu. Vì vậy, một tiêu chí quan trọng phải được sử dụng để đánh giá chính sách mơi trường là liệu chính sách đó có khuyến khích mạnh mẽ các cá nhân tìm kiếm giải pháp mới để giảm thiểu ảnh hưởng mơi trường, có nghĩa là chính sách đó có khuyến khích tiến bộ cơng nghệ hay không?
- Đôi khi trong phân tích chúng ta dễ dàng bỏ qua điều quan trọng này khi chỉ tập trung vào hàm chi phí giảm ơ nhiễm và thiệt hại. Những hàm số này thể hiện mức phát thải tối ưu hiện thời nhưng qua thời gian điều quan trọng là phải làm dịch
98
chuyển các hàm số này về phía dưới. Đổi mới cơng nghệ sẽ làm dịch chuyển hàm chi phí biên xuống dưới.
2.3.5.4. Tính hiệu lực
- Việc ban hành các quy định và đảm bảo các quy định đó được thực hiện địi hỏi phải có nguồn lực con người, thời gian và thể chế. Có khuynh hướng cho rằng cứ ban hành luật tự động sẽ giải quyết được vấn đề môi trường, tuy nhiên trên thực tế khơng phải như vậy. Vì vậy, địi hỏi nhất thiết phải có chi phí quản lý cho bất kỳ chính sách nào.
- Có sự khó dễ khác nhau trong việc thực thi các chính sách. Một số chính sách địi hỏi khi thực hiện phải có các biện pháp kỹ thuật phức tạp; trong khi một số chính sách khác lại có thể được thực hiện với chi phí thấp hơn.
- Có hai bước chính trong q trình thực thi chính sách là giám sát và trừng phạt. Giám sát là đánh giá kết quả của các chủ thể gây ô nhiễm theo các yêu cầu được quy định trong luật. Trừng phạt là việc đưa ra tòa các trường hợp vi phạm pháp luật. Nếu quá trình giám sát càng phức tạp, khó khăn thì càng tạo điều kiện cho người gây ơ nhiễm tìm cách lẩn tránh.
2.3.5.5. Mức độ phù hợp của chính sách với những quan điểm đạo đức
- Việc xem xét khía cạnh đạo đức vượt q vấn đề bình đẳng và phân phối đã thảo luận ở trên. Cảm nghĩ của con người về cái gì là đúng, cái gì là sai ảnh hưởng đến cách thức mà họ xem xét các chương trình/chính sách mơi trường khác nhau.
- Chẳng hạn vấn đề chọn lựa giữa thuế phát thải và trợ cấp phát thải. Cả hai đều là chính sách khuyến khích kinh tế. Từ giác độ hiệu quả có thể tranh luận rằng trợ cấp là tốt hơn vì người gây ơ nhiễm có phản ứng tốt và sẵn lịng đón nhận chương trình trợ cấp hơn là những chương trình buộc họ phải gánh chịu chi phí. Đơn thuần từ quan điểm làm sạch mơi trường càng sớm càng tốt thì trợ cấp có thể là hiệu quả nhất. Nhưng điều đó có thể trái ngược với quan điểm đạo đức cho rằng người gây ô nhiễm môi trường nhất thiết không được “đền đáp” để thôi không gây ô nhiễm môi trường nữa, điều mà đôi khi trợ cấp được xem là như vậy. Quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” thường được ủng hộ hơn về mặt đạo đức.
99
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu hỏi 1: Tại sao chúng ta phải quan tâm để đạt được hiệu quả xã hội?
Câu hỏi 2: Thất bại thị trường là gì? Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thất bại thị
trường và suy thối mơi trường?
Câu hỏi 3: Quan hệ giữa hàng hóa cơng cộng và tài nguyên tự do tiếp cận là gì?
Câu hỏi 4: Thất bại chính sách là gì? Các loại thất bại chính sách được thể hiện như
thế nào? Liên hệ các thất bại chính sách liên quan đến dự án cơng, ngành?
Câu hỏi 5: Trong khi một số nhà kinh tế tranh luận cần thiết lập quyền tài sản tư
nhân để bảo vệ môi trường, nhiều người quan tâm về môi trường cho rằng phương pháp này không phù hợp. Vấn đề cốt yếu trong tranh luận là gì?
Câu hỏi 6: Khắc phục thất bại chính sách bằng cải cách chính sách là gì? Những
hàm ý kiểm soát suy thối mơi trường thơng qua cải cách chính sách?
Câu hỏi 7: Các nhà kinh tế môi trường xem vấn đề ô nhiễm như là một loại hiện tượng ảnh hưởng ngoại ứng bất lợi. Ảnh hưởng ngoại ứng xuất hiện khi quyết định của một chủ thể ảnh hưởng chủ thể khác một cách không cố ý, và khơng có bồi thường. Có phải điều này có nghĩa là nếu một nguồn ơ nhiễm, chẳng hạn nhà máy năng lượng bồi thường những người bị ảnh hưởng bởi chất thải, thì khi đó khơng có vấn đề ô nhiễm?
Câu hỏi 8: Phân tích giải pháp thị trường cho vấn đề chống ô nhiễm trở nên có hiệu
quả với những giả định chặt chẽ của nó là gì? Từ đó phát biểu định lý Coase?
Câu hỏi 9: Cơng cụ chính sách nào trong số các cơng cụ: Tiêu chuẩn đồng bộ, tiêu
chuẩn cá nhân, thuế thải, hoặc giấy phép ơ nhiễm có thể chuyển nhượng tạo khuyến khích lớn nhất đối với đầu tư nghiên cứu phát triển đề hạ thấp chi phí xử lý? Hãy chứng minh bằng đồ thị.
Câu hỏi 10: Tại sao thuế ơ nhiễm có ảnh hưởng kém chắc chắn hơn về mức ô nhiễm so với tiêu chuẩn?
Câu hỏi 11: Những người chống đối thuế/phí thải tranh luận rằng chủ thể gây ô
nhiễm dễ dàng trả thuế và chuyển chi phí này đến người tiêu dùng mà khơng giảm thải. Điều này có đúng khơng? Hãy giải thích.
Câu hỏi 12: Chính phủ đã thiết lập một hệ thống TDP, cấp miễn phí giấy phép cho
100
như thế nào đối với những hãng mới tham gia ngành sản xuất và có gây ơ nhiễm? Anh chị thấy trước vấn đề gì? Hãy giải thích.
Câu hỏi 13: Những ủng hộ và phản đối về việc cho phép bất cứ người nào (ví dụ:
ngân hàng, cá nhân, nhóm mơi trường, tổ chức chính phủ) mua và bán giấy phép thải có thể chuyển nhượng là gì?
Câu hỏi 14: Chính sách dựa vào thị trường khác chính sách mệnh lệnh và kiểm sốt
như thế nào trên phương diện khuyến khích chủ thể gây ô nhiễm thể hiện/tiết lộ thông tin về MAC cho nhà quản lý?
Câu hỏi 15: Tại sao hiệu quả chi phí là một mục tiêu mong muốn của chính sách mơi trường? Nó có thể đạt được như thế nào?
101
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 Bài tập 1:
Giả sử một nhà máy xay bột gỗ được đặt ở bờ sơng Mekong. Chi phí tư nhân cận biên (MC) của việc sản xuất bột gỗ ($/tấn) được biểu diễn qua phương trình:
MC = 8 + 0.4 Q, với Q là tấn bột gỗ được sản xuất. Bên cạnh chi phí tư nhân cịn có một chi phí ngoại ứng (MEC). Mỗi tấn bột gỗ sẽ tạo ra một luồng ô nhiễm cho con sông, tạo ra một thiệt hại 8$. Lợi ích biên (MB) đối với xã hội của mỗi tấn bột, tính theo $, là: MB = 36 – 0.6 Q.
Yêu cầu:
a) Hãy vẽ đồ thị minh họa chi phí cận biên (MC), lợi ích cận biên (MB), chi phí ngoại ứng cận biên (MEC) và chi phí xã hội cận biên (MSC).
b) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi nhuận, giả sử rằng người bán có thể đạt được doanh thu cận biên bằng lợi ích cận biên của xã hội từ bột gỗ.
c) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi ích rịng xã hội (SNB)?
d) Chi phí ngoại ứng cận biên phải là bao nhiêu để việc sản xuất bột gỗ khơng cịn đáng mong muốn đối với xã hội?
Bài tập 2:
Cho hai hàm thiệt hại cận biên (MD) về ô nhiễm cacbon monoxide của khu vực nông thôn và khu vực thành thị như sau: MDR = 4ER và MDU = 8EU (E là lượng thải cacbon monoxide).
Chi phí giảm ơ nhiễm cận biên MAC = 600 – 4E. Yêu cầu:
a) Vẽ đồ thị minh họa MAC, MDR và MDU?
b) Tìm mức thải hiệu quả của mỗi vùng về lượng ô nhiễm cacbon monoxide? c) Giả sử người quản lý áp dụng một tiêu chuẩn đồng bộ ở mức thải trung bình cộng của hai mức thải hiệu quả trên, tổng thiệt hại của cả hai khu vực do kiểm soát chưa đủ mức và kiểm soát quá mức là bao nhiêu?
Bài tập 3:
Chi phí giảm ơ nhiễm cận biên ban đầu của một doanh nghiệp gây ô nhiễm là MAC1 = 220 – 5E. Chi phí giảm ơ nhiễm cận biên sau khi áp dụng công nghệ mới là MAC2 = 176 – 4E khi nhà nước ban hành thuế thải với mức 100$/tấn.
102 Yêu cầu:
a) Vẽ đồ thị minh họa MAC1 và MAC2?
b) Hãy tính chi phí tiết kiệm nếu áp dụng công nghệ mới với chi phí giảm ơ nhiễm cận biên MAC2?
c) Hãy tính chi phí tiết kiệm được của doanh nghiệp với MAC2 so với MAC1 khi nhà nước áp dụng tiêu chuẩn thải 24 tấn?
Bài tập 4:
Hai nhà máy gây ơ nhiễm có thể kiểm sốt/xử lý ơ nhiễm của một chất nào đó có MAC như sau: MAC1 = 240$ – 8 E1 và MAC2 = 72$ – 4 E2.
Giả sử mức ô nhiễm mục tiêu là 30 đơn vị. Chúng ta khơng biết đó có phải là mức hiệu quả xã hội hay không.
Yêu cầu:
a) Vẽ đồ thị minh hoạ MAC1 và MAC2?
b) Hãy tính mức thải của mỗi nhà máy để đạt hiệu quả chi phí?
c) Giả sử khi bắt đầu người quản lý cấp miễn phí 15 giấy phép cho mỗi chủ thể gây ơ nhiễm. Tìm số lượng giấy phép mà mỗi nhà máy giữ và bán hoặc mua thêm khi thị trường giấy phép hoạt động? Xác định giá của giấy phép tại mức cân bằng?
d) Tính tổng chi phí tiết kiệm được của hai nhà máy khi thị trường giấy phép hoạt động, giả sử tất cả các giấy phép đều bán ở mức giá cân bằng?
Bài tập 5:
Một nhà máy sản xuất sản phẩm A từ nguồn tài nguyên thiên nhiên có hàm lợi ích cận biên là MB = 38 – 0,2Q, hàm chi phí cận biên MC = 14 + Q. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra chi phí ngoại ứng cận biên MEC = 0,2Q. Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để sản xuất cịn làm phát sinh chi phí cận biên của người sử dụng MUC = Q – 6. Trong đó Q là khối lượng sản phẩm; MB, MC, MEC và MUC tính bằng $.
Yêu cầu:
a) Xác định hàm MSC?
b) Xác định mức sản lượng trong trường hợp chỉ có mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp được quan tâm?
103 c) Xác định mức sản lượng xã hội tối ưu?
d) Xác định mức sản lượng nếu cả ba mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chất lượng môi trường và công bằng liên thế hệ cùng được tính đến?
Bài tập 6:
Một doanh nghiệp có lợi ích cá nhân cận biên MNPB = 2000 - 20Q và chi phí ngoại ứng cận biên MEC = 20Q. Giả sử cứ sản xuất một đơn vị sản phẩm thì tạo ra một đơn vị ơ nhiễm.
Yêu cầu:
a) Vẽ đồ thị minh họa đường MNPB và MEC?
b) Xác định mức sản lượng tối ưu?
c) Xác định tổng chi phí ngoại ứng ở mức sản lượng tối ưu?
d) Nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất ở mức tối đa hóa lợi nhuận thì tổng chi phí ngoại ứng ở mức sản lượng này là bao nhiêu?
e) Xác định chi phí ngoại ứng tăng thêm do sản xuất ở mức tối đa hóa lợi nhuận so với mức sản lượng tối ưu?
Bài tập 7:
Một doanh nghiệp có đường MAC = 160 – 4E sẽ phản ứng thế nào với mức phí F = 50. Khi chưa có sự can thiệp của Nhà nước, doanh nghiệp thải 40 đơn vị chất thải mà không phải chi phí một đồng nào cho việc giảm thải. Giả sử Nhà nước yêu cầu phải giảm thải triệt để 40 đơn vị và yêu cầu nộp phí 50$/đơn vị chất thải. Doanh nghiệp sẽ có những phương án lựa chọn sau đây:
Phương án 1: Khơng thực hiện giảm thải, đóng thuế/phí thải tồn bộ; Phương án 2: Giảm thải tồn bộ để khơng phải đóng phí;
Phương án 3: Nộp phí 27,5 đơn vị (Tại mức có MAC = F) và thực hiện giảm thải 12,5 đơn vị.
Yêu cầu:
a. Thể hiện trên đồ thị?
b. Tính tổng chi phí giảm thải (TAC), tổng phí phải đóng (TF) và tổng chi phí mơi trường (TAC + TF) của cả 3 phương án trên?
104
Bài tập 8:
Giả sử một cá nhân có hàm thỏa dụng: U = E0,2 + Y0,8
Với E là chỉ số chất lượng mơi trường và Y là thu nhập. Từ tình huống ban đầu với E = 1 và Y = 100. Hãy tính CS và ES để tìm ra sự thay đổi do E lên 2 và E giảm xuống 0,5?
Bài tập 9:
Đường cầu của một cá nhân đối với nước uống đóng chai được biểu diễn bởi phương trình: Q= 6- 0.6p + 0.0001I.
Với Q là lượng cầu tại mức giá p khi thu nhập của cá nhân là I. Giả sử ban đầu thu nhập của cá nhân này là 40.000$.
a) Tại mức giá nào thì lượng cầu bằng khơng? Mức giá này được gọi là mức giá tối đa (choke price) bởi vì nó là mức giá triệt tiêu nhu cầu.
b) Nếu giá tt của nước đóng chai là 10$, lượng cầu là bao nhiêu?
c) Tại mức giá 10$, độ co giãn của cầu theo giá là bao nhiêu?
d) Tại mức giá 10$, thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?
e) Nếu giá tăng lên 12$, thặng dư tiêu dùng sẽ giảm bao nhiêu?
f) Nếu thu nhập là 60,000$, thặng dư tiêu dùng bị mất là bao nhiêu nếu mức giá tăng từ 10$ lên 12$?