Vai trị của chính sách cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu thực hiện chính sách cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 34)

- Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần

1.2.3. Vai trị của chính sách cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Ca

tỉnh Lào Cai

Chính sách là do con người tạo ra, nhưng chính sách cũng lại tác động mạnh mẽ trở lại đến hoạt động của con người. Nó là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể

khẳng định rằng chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức ln có mối quan hệ ràng buộc nhau, tương trợ nhau.

Khi đất nước đang trong thời kỳ kinh tế thị trường với đặc trưng là tính cạnh tranh, vì vậy, chính sách cán bộ là cái đích để tạo điều kiện cho mọi cán bộ, cơng chức có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình, khẳng định phẩm chất và năng lực của mình để vươn tới sự bình đẳng. Chính sách cán bộ giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong chiến lược cán bộ của Đảng, có trực tiếp tác động thúc đẩy và giúp cho kinh tế - xã hội phát triển, tư tưởng ổn định, an ninh, trật tự được giữ vững.

Chính sách cán bộ, cơng chức cơ sở là một bộ phận của chính sách cán bộ nói chung, thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm điều chỉnh quá trình hoạt động, quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở phù hợp với tính chất, đặc điểm của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở.

Ở cơ sở cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp gánh vác trách nhiệm nặng nề. Họ phải thường xuyên giải quyết rất nhiều công việc ở cơ sở, phải luôn đối mặt với những vấn đề vướng mắc trong quần chúng nhân dân về lợi ích, vì cho đến nay hệ thống văn bản luật và dưới luật của nước ta chưa hoàn chỉnh thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, thêm vào đó trì độ dân trí của người dân trên địa bàn còn hạn chế, số người am hiểu về pháp luật ít nên lúng túng, bất đồng và khó khăn phải vượt qua trong cuộc sống, công tác và những hạn chế của bản thân để tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những thành công và hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cho thấy, cùng với việc giáo dục chính trị, tư tưởng của cán bộ, cơng chức cịn phải thực hiện tốt chính sách cán bộ, cơng chức nhằm đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần họ trong thực hiện nhiệm vụ. Việc đảm bảo đó khơng chỉ là chính sách của Đảng, của chính phủ mà cịn là sự vận dụng chính sách ấy vào các địa phương như thế nào cho hợp

tình, hợp lý, gắn với trách nhiệm, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để hỗ trợ cho đội ngũ. Chính sách cán bộ thực hiện tốt sẽ là động lực tạo hưng phấn trong đội ngũ tổ chức thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

Với nhiều hình thức, cách thức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, trong sạch, củng cố cơ sở, từng bước đảm bảo về số lượng, tăng cường về chất lượng, nhiều địa phương đã tiến hành tổ chức điều động, luân chuyển cán bộ từ cấp tỉnh, huyện xuống cấp xã; Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng tiến hành tuyển dụng bổ sung nguồn cán bộ, công chức từ quân nhân xuất ngũ, sinh viên mới ra trường, cùng với những học sinh nguồn từ các trường trung học phổ thông là lực lượng trẻ, được rèn luyện trong quân đội, được đào tạo bài bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tế cho thấy, nơi nào có chính sách phù hợp sẽ thu hút được nguồn cán bộ về cơ sở, cịn nơi nào có chính sách khơng hợp lý thì khơng thu hít được nguồn cán bộ về cơ sở mà họ thường tìm cách trụ lại ở huyện, tỉnh, Trung ương hoặc có thể học tìm đến những vùng, những tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn để mưu sinh cuộc sống, và chỉ cịn lại những người khơng thể ra đi là những người bắt buộc phải cơng tác, hoặc những người cịn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế về năm lực thì họ cũng khơng n tâm cơng tác, hoặc thực hiện kém hiệu quả; tính kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ không đảm bảo, công tác cán bộ chỉ theo kiểu phong trào, lúc lên, lúc xuống. Trong thực tế, nơi nào làm tốt chính sách chế độ đãi ngộ cho cán bộ xã, thì chẳng những cán bộ nơi đó ln phấn khởi, an tâm, gắn bó với cơng việc; ni dưỡng được nhiệt tình và sự hăng hái của họ, mà cịn là nơi thu hút nhiều người có đủ trình độ và năng lực từ nơi khác đến làm việc. Điều đó thể hiện rất rõ ở các xã có điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.

Trong thực tế cho thấy, mối một người lúc sinh thời thường phải lao động để nuôi dưỡng bản thân và dành một phần để nuôi con cái, tái tạo sức lao động. Trong khi đó đời sống và thu nhập của cán bộ, cơng chức xã cịn thấp nên họ thường không yên tâm cơng tác và thường phải tìm cách làm kinh tế để phụ thêm phần nuôi dưỡng con cái. Như vậy nếu giải quyết được hài hồ lợi ích vật chất và tinh thần cho cán bộ cơ sở thông qua các chế độ, chính sách là rất cần thiết, có như vậy thì đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã mới yên tâm và tập trung cho công tác, giảm bớt sự ràng buộc, phụ thuộc của cán bộ vào kinh tế gia đình, tạo ra động lực trực tiếp góp phần ni dưỡng và nâng cao lịng hăng hái, nhiệt tình của đội ngũ.

Chính sách đãi ngộ vật chất, động viên tinh thần một cách hợp lý và thỏa đáng là một nhân tố quan trọng, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, giúp đội ngũ cán bộ xã không tham nhũng, lãng phí tiền bạc và cơng sức của nhân dân. Đó cũng là nhân tố làm tăng cường ý thức trọng dân, phục vụ dân, bởi họ hiểu chính sách mà họ được hưởng là tiền của của nhân dân đóng góp mà có.

Đối với chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần gồm có: tiền lương, bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, thì chính sách tiền lương gữ vị trí quan trọng hàng đầu. Nó khơng phải là tất cả nhưng luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức cán bộ, công chức. Tiền lương luôn phải:

Gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; gắn liền với sự khác biệt về trình độ chun mơn, năng suất và hiệu quả lao động; sự khác biệt về ngành nghề, vị trí cơng việc. Việc trả lương phù hợp cho người lao động chính là động lực thúc đẩy tăng hiệu quả công việc đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức; góp phần làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu suất cơng tác. Ngồi ra, nó cịn là yếu tố quan trọng để đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài tham gia các hoạt động ở cơ sở. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ, công chức ở nhiều xã, nhất là các xã khó khăn, sau thời gian cơng tác 5 năm,

thậm trí có những trường hợp mới nhận cơng tác đã có xu hướng chuyển cơng tác về những vùng có điều kiện thuận lợi hơn, một phần là do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nơi cơng tác khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển, một phần do chế độ đãi ngộ vật chất chưa phù hợp, sự động viên tinh thần thiếu kịp thời.

Có thể nói, chính sách bố trí, sử dụng cán bộ là một khâu của cơng tác cán bộ do đó việc thực hiện chính sách cán bộ phải đi đơi với việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, gắn liền với chế độ quản lý đội ngũ theo phân cấp. Phải nắm chắc từng cán bộ, cả về trình độ chun mơn, nghiệp vụ và cả về năng lực cơng tác, đạo đức, lối sống để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đúng mức tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, cơng chức tích cực trong thực hiện nhiệm vụ. Có nắm chắc được đội ngũ thì mới tiến hành thưởng, phạt đúng người, đúng tội. Có nắm chắc được đội ngũ thì mới có thể xây dựng được đội ngũ trong sạch, vững mạnh, tạo dựng niềm tin vào Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể của quần chúng cơ sở.

Ngồi chính sách đãi ngộ về vật chất và động viên tinh thần và chính sách sử dụng, bố trí cán bộ, thì chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực công tác, thúc đẩy đội ngũ cán bộ, công chức phấn đấu tự học tập vươn lên là một khâu không thể thiếu trong công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh. Việc học tập là điều kiện sống cịn của chế độ vì chỉ có học tập, học tập thường xun mới có thể bổ sung thêm những kiến thức mới giúp cho đội ngũ không tụt hậu so với thời đại, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố - hiện đại hóa đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, nhiều cán bộ, cơng chức có trình độ học vấn thấp, năng lực còn yếu nhưng ngại học tập, lười học, khơng chịu phấn đấu vươn lên. Có những cán bộ, công chức được lựa chọn cử đi học, đi đào tạo nhưng

do hồn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế hoặc khong có quy hoạch của tổ chức sau đào tạo, hoặc quy hoạch sau đào tạo không được sử dụng đúng với năng lực, trình độ, sở trường làm cho cán bộ ngại học tập, không tập trung vào học tập nên chất lượng sau đào tạo của đội ngũ cán bộ, cơng chức hạn chế. Vì vậy, xây dựng và thực hiện tốt chính sách đào tạo - bồi dưỡng đối với cán bộ cơ sở chính là việc làm cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở có đủ năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân …

Một phần của tài liệu thực hiện chính sách cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w