Đổi mới công tác quy hoạch gắn với chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu thực hiện chính sách cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 75)

- Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng phát triển là yếu tố tác động

2.2.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch gắn với chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Ca

dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Mục đích của cơng tác quy hoạch cán bộ, cơng chức là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong cơng tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, cơng chức nói chung và đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai - khoá XII đã ra Nghị quyết số 08/NQ.TU ngày 3/12/2001 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005, quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020.

Việc quy hoạch tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, nhất là cán bộ, công chức cấp xã được các cấp ủy Đảng tiến hành các khâu trong công tác quy hoạch như rà sốt, đánh giá tồn bộ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo từng năm và cả nhiệm kỳ, từ đó có căn cứ để dự báo về nhu cầu cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh

cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Quy hoạch đội ngũ cán bộ, cơng chức ngồi việc đổi mới quan niệm về đức, tài thì phải lấy hiệu quả cơng tác và uy tín làm thước đo phẩm chất và năng lực. Khơng nên lấy thành tích của q trình cống hiến, hay bằng cấp, học vị, tuổi tác, giới tính làm thước đo cho phẩm chất và năng lực. Quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào chức danh, vị trí việc làm và phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, phải tiến hành đồng bộ các biện pháp và phải kiên trì thực hiện để bảo đảm cơng tác quy hoạch sát với thực tiến, có tính khả thi cao và hiệu quả thiết thực.

Nguồn bổ sung cho công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là ngành nơng nghiệp; các cán bộ trẻ có triển vọng công tác tại các sở, ban ngành tổng hợp và con em các gia đình có chính sách, gia đình dân tộc thiểu số đang được các ngành và gia đình đầu tư học tập văn hố tại các trường phổ thông và trường dân tộc nội trú các cấp. Trong đó, có những cán bộ trẻ, có trình độ chun mơn được đào tạo có nhu cầu cống hiến được tuyển dụng làm nguồn các chức danh phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các xã thuộc chương trình 30 a của Chính phủ.

Đối với công tác quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã phải theo hướng "động" và "mở": một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch vào nhiều chức danh; quy hoạch phải ln được rà sốt, nghiên cứu, xem xét, đánh giá để bổ sung điều chỉnh hàng năm, đồng thời cũng đưa ra khỏi quy hoạch những người khơng cịn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng. Bởi mục đích của cơng tác quy hoạch cán bộ, công chức là tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong cơng tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Nhằm phát huy kết quả đã đạt được và thực hiện tốt Nghị quyết 08/NQ.TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005, quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020; Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn, thôn bản giai đoạn 2006- 2010; Đề án quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015; quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2020; Chương trình “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại đất nước” ngày 30/9/2008 của Tỉnh uỷ Lào Cai, ...Việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay là trên cơ sở quy hoạch đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, từ đó có kế hoạch cụ thể tập trung đào tạo và đào tạo lại về trình độ văn hố, chính trị, chun mơn, quản lý nhà nước và tin học cho cán bộ, công chức cấp xã. Do đó, trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cần chú ý những vấn đề cơ bản như sau:

- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào của quy hoạch cán bộ, phải có kế hoạch, đúng quy hoạch, có tính thực tiễn, thiết thực, gắn với nhu cầu cơng việc của đơn vị và phải có trọng tâm, trọng điểm; tránh đào tạo bồi dưỡng tràn lan, hình thức. Đào tạo, bồi dưỡng phải linh hoạt và phải gắn với phương châm: thiếu gì đào tạo, bồi dưỡng nấy; đề bạt, bổ nhiệm phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn đối với từng chức danh và vị trí việc làm, khơng đào tạo, bồi dưỡng đủ thì khơng đề bạt, tránh tình trạng bổ nhiệm rồi mới đưa đi hồn thiện, như vậy là thiếu tính chủ động, và phá các nguyên tắc chung, điều này sẽ làm cho cán bộ, công chức khơng cịn tin tưởng vào quy hoạch. Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta, nền kinh tế tri thức đang là một xu thế tất yếu, lấy thơng tin làm chủ đạo, vì vậy đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là việc làm thường xuyên để cán bộ, công chức kịp thời cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác đạt hiệu quả ngày càng cao.

- Kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng ở trường lớp với việc tự học của cá nhân và rèn luyện qua thực tiễn cơng tác là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với việc đào tạo cán bộ, bồi dưỡng kiến thức.

- Thực hiện phương thức đào tạo lấy chất lượng hiệu quả làm mục tiêu chính; giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo tập trung với đào tạo tại chức. Đối với cán bộ, công chức trẻ, có triển vọng và trong diện quy hoạch, tạo điều kiện cho đi học các lớp chính quy tập trung; những cán bộ, cơng chức lớn tuổi xét thấy cần thiết thì áp dụng các hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề hoặc bồi dưỡng ngắn hạn. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối với người học đạt kết quả tốt, xây dựng quy chế tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng dần kỹ năng chuyên môn thông qua chế độ khen thưởng.

- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần đầy đủ, sát thực tế, sát từng đối tượng, phải chú trọng với đối tượng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải thể hiện tính tồn diện: cần kết hợp trang bị các vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với kiến thức chuyên sâu về kinh tế thị trường, về nhà nước pháp luật, về quảnh lý hành chính cơng…Phấn đấu đến năm 2015 cán bộ chuyên trách đạt 90% được đào tạo chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và đối với công chức chuyên môn: 95% được đào tạo đạt chuẩn về trình độ chun mơn (từ trung cấp trở lên) theo đúng chuyên ngành, trong đó có trên 20% được đào tạo chun mơn cao đẳng và đại học [69].

Một phần của tài liệu thực hiện chính sách cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w