.Thiết lập tổng ngân sách dành cho chiêu thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty cổ phần karofi chi nhánh miền nam đến năm 2020 (Trang 28)

Một trong những quyết định khó khăn nhất là xác định cần chi tiêu bao nhiêu cho hoạt động tiếp thị. Ngân sách chiêu thị phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề kinh doanh, mục tiêu mà cơng ty đang hướng đến, ngồi ra yếu tố then chốt khơng thể khơng nhắc đến đó là tư duy của nhà lãnh đạo.

Có bốn phương pháp để xác định ngân sách cho chiêu thị:

 Phương pháp theo khả năng: Thiết lập theo những gì họ có thể thực hiện.

Phương pháp này bỏ qua vai trò của chiêu thị như một sự đầu tư và tác động ngay lập tức của chiêu thị đối với bán hàng. Nó dẫn đến một ngân sách hàng năm không chắc chắn, làm cho việc lên kế hoạch dài hạn trở nên khó khăn.

 Phương pháp phần trăm doanh số: Một số công ty ấn định một tỷ lệ nhất định

dành cho chiêu thị dựa trên doanh số bán hàng hiện tại, dự kiến hoặc trên giá bán.

 Phương pháp cạnh tranh tương đương: Một số công ty thiết lập ngân sách nhằm

đạt được tỷ lệ lên tiếng (share of voice) tương đương với các đối thủ cạnh tranh. Có hai luận cứ ủng hộ cho phương pháp này là chi phí của đối thủ cạnh tranh đại diện cho trí tuệ tập thể của ngành cơng nghiệp và sự duy trì sự tương đương cạnh tranh ngăn chặn các cuộc chiến tranh truyền thông.

 Phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ: Kêu gọi các nhà tiếp thị phát triển ngân

sách chiêu thị bằng cách ấn định các mục tiêu cụ thể, xác định những nhiệm vụ phải làm để đạt được những mục tiêu này và ước tính chi phí thực hiện chúng. Chi phí này chính là ngân sách dành cho chiêu thị. (Philip Kotler & Kevin Keller, Quản trị tiếp thị, 2013, trang 506)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động chiêu thị tại công ty cổ phần karofi chi nhánh miền nam đến năm 2020 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)