Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt theo loại chi nhánh

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các NĂNG lực cần THIẾT của CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 97 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

4.6.5. Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt theo loại chi nhánh

Xuất phát từ giả thuyết H5 cho rằng: Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.Chúng ta xây dựng 08 giả thuyết phụ sau:

H51: Mức độ cần thiết năng lực nghiệp vụ chuyên môn của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H52: Mức độ cần thiết năng lực giải quyết vấn đề của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H53: Mức độ cần thiết năng lực giao tiếp của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H54: Mức độ cần thiết năng lực khả năng lãnh đạo của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H55: Mức độ cần thiết năng lực làm việc nhóm của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H56: Mức độ cần thiết năng lực định hướng kết quả của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H57: Mức độ cần thiết năng lực định hướng khách hàng của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

H58: Mức độ cần thiết năng lực tinh thần đổi mới của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau.

Kết quả kiểm định bằng phép kiểm Levene được trình bày trong Bảng 16.1 (xem phụ lục 16), với độ tin cậy cho phép 95% cho thấy các biến “gtux”, “knld”, “lvn”, “dhkq”, “dhkh” không thỏa điều kiện phương sai đồng nhất (Sig.<0.05), các biến này được xét riêng bằng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis. Đối với các biến còn lại có Sig. > 0.05 có thể khẳng định phương sai của các nhóm là đồng nhất, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA.

Dựa trên bảng kết quả phân tích ANOVA trong Bảng 16.2 (xem phụ lục 16) cho thấy các giả thuyết H51, H53, H54, H56, H57, H58 đều được chấp nhận (Sig.>0.05), hay không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cần thiết năng lực nghiệp vụ chuyên môn, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, định hướng kết quả, định hướng khách hàng, tinh thần đổi mới của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3.

Chỉ riêng hai giả thuyết H52, H55 bị bác bỏ (Sig.<0.05), hay có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cần thiết năng lực giải quyết vấn đề và làm việc nhóm của CVKH đối với chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3.

Các biến có phương sai các mẫu không đồng nhất sẽ được kiểm tra với phép kiểm KrusKal-Wallis, đồng thời phân tích hậu ANOVA cũng được thực hiện để kiểm định sự khác nhau đối với các biến có phương sai của các nhóm là đồng nhất.

♦ Kiểm định giả thuyết H53, H54, H55, H56, H57:

Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis và Tamhane’s T2 trong Bảng 16.3 và Bảng 16.4 (xem phụ lục 16) cho thấy các giả thuyết H53, H54, H56, H57 đều được chấp nhận (Sig.>0.05), chúng ta kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với năng lực giao tiếp, khả năng lãnh đạo, định hướng kết quả và định hướng khách hàng. Riêng giả thuyết H55 bị bác bỏ (Sig.<0.05), hay có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế đối với năng lực làm việc nhóm giữa chi nhánh loại 2 với loại 3. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.5 (xem phụ lục 18) cho thấy yêu cầu về mức độ cần thiết năng lực đối với chi nhánh loại 2 (3.93) thấp hơn so với chi nhánh loại 3 (4.16).

♦ Kiểm định hậu ANOVA với giả thuyết H52:

Kết quả kiểm định hậu ANOVA được thể hiện trong Bảng 16.5 (xem phụ lục 17).

Đối với năng lực Giải quyết vấn đề: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cần thiết năng lực giữa chi nhánh loại 1 với chi nhánh loại 2 và loại 3. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.5 (xem phụ lục 18) cho thấy yêu cầu về mức độ cần thiết năng lực đối với chi nhánh loại 1 (3.83) cao hơn so với chi nhánh loại 2 (3.70) và chi nhánh loại 3 (3.72).

4.7. Tóm tắt

Trong chương này, tác giả trình bày kết quả đánh giá, kiểm định các thang đo lường khái niệm và kiểm định các giả thuyết. Kết quả kiểm định thang đo bằng CFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, phương sai trích, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 2 cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường. Bên cạnh đó, tác giả còn kiểm định các

giả thuyết thông qua phương pháp phân tích phương sai ANOVA, kết quả chỉ ra rằng giả thuyết H1 được chấp nhận đối với các khái niệm định hướng khách hàng, tinh thần đổi mới; và bị bác bỏ với 06 khái niệm còn lại. Giả thuyết H3 được chấp nhận đối với các khái niệm giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm, tinh thần đổi mới; và bác bỏ đối với 04 khái niệm còn lại. Giả thuyết H5 được chấp nhận đối với các khái niệm nghiệp vụ chuyên môn, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, định hướng kết quả, định hướng khách hàng, tinh thần đổi mới; và bác bỏ đối với 02 khái niệm còn lại. Riêng 02 giả thuyết H2 và H4 đều bác bỏ (kết quả được tóm tắt ở Bảng 4.10). Kết quả cũng cho thấy mô hình nghiên cứu với 08 biến tiền ẩn giải thích được gần 50% yêu cầu về năng lực của các CVKH.

Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết chính/phụ Giả

thuyết Phát biểu

Kết quả kiểm định H1 Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH trong các

lĩnh vực chuyên môn là như nhau

Chấp nhận

(DHKH, TTDM)

Bác bỏ

(KTCM, GQVD, GTUX, KNLD, LVN, DHKQ )

H17 Mức độ cần thiết năng lực định hướng khách hàng của CVKH trong các lĩnh vực chuyên môn là như nhau

Chấp nhận H18 Mức độ cần thiết năng lực tinh thần đổi mới của CVKH

trong các lĩnh vực chuyên môn là như nhau

Chấp nhận H2 Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH đối với mọi

vị trí công tác là như nhau

Bác bỏ H3 Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH giữa những

người có nhiều kinh nghiệm so với ít kinh nghiệm hơn là như nhau Chấp nhận (GQVD, KNLD, LVN, TTDM) Bác bỏ (KTCM, GTUX, DHKQ, DHKH)

H32 Mức độ cần thiết năng lực giải quyết vấn đề của CVKH giữa những người có nhiều kinh nghiệm so với ít kinh nghiệm hơn là như nhau

Chấp nhận

H34 Mức độ cần thiết năng lực khả năng lãnh đạo của CVKH giữa những người có nhiều kinh nghiệm so với ít kinh nghiệm hơn là như nhau

Chấp nhận

H35 Mức độ cần thiết năng lực làm việc nhóm của CVKH giữa những người có nhiều kinh nghiệm so với ít kinh nghiệm hơn là như nhau

H38 Mức độ cần thiết năng lực tinh thần đổi mới của CVKH giữa những người có nhiều kinh nghiệm so với ít kinh nghiệm hơn là như nhau

Chấp nhận

H4 Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH ở mọi địa bàn hoạt động là như nhau

Bác bỏ H5 Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH ở chi nhánh

loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chấp nhận

(KTCM, GTUX, KNLD, DHKQ, DHKH, TTDM)

Bác bỏ

(GQVD, LVN)

H51 Mức độ cần thiết năng lực nghiệp vụ chuyên môn của CVKH ở chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chấp nhận H53 Mức độ cần thiết năng lực giao tiếp của CVKH ở chi

nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chấp nhận H54 Mức độ cần thiết năng lực khả năng lãnh đạo của CVKH ở

chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chấp nhận H56 Mức độ cần thiết năng lực định hướng kết quả của CVKH

ở chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chấp nhận H57 Mức độ cần thiết năng lực định hướng khách hàng của

CVKH ở chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chấp nhận H58 Mức độ cần thiết năng lực tinh thần đổi mới của CVKH ở

chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3 là như nhau

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Giới thiệu

Trong chương này, tác giả tập trung tóm tắt những kết quả chính, đóng góp, hàm ý cũng như các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các NĂNG lực cần THIẾT của CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)