6. Kết cấu của luận văn
4.6.4. Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt theo địa bàn hoạt động
Xuất phát từ giả thuyết H4 cho rằng: Mức độ cần thiết các năng lực của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau. Chúng ta xây dựng 08 giả thuyết phụ sau:
H41: Mức độ cần thiết năng lực nghiệp vụ chuyên môn của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H42: Mức độ cần thiết năng lực giải quyết vấn đề của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H43: Mức độ cần thiết năng lực giao tiếp của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H44: Mức độ cần thiết năng lực khả năng lãnh đạo của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H45: Mức độ cần thiết năng lực làm việc nhóm của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H46: Mức độ cần thiết năng lực định hướng kết quả của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H47: Mức độ cần thiết năng lực định hướng khách hàng của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
H48: Mức độ cần thiết năng lực tinh thần đổi mới của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động là như nhau.
Kết quả kiểm định bằng phép kiểm Levene được trình bày trong Bảng 15.1 (xem phụ lục 15), với độ tin cậy cho phép 95% cho thấy các biến “ktcm”, “gqvd”, “gtux”, “dhkq” không thỏa điều kiện phương sai của các mẫu phải đồng nhất (Sig.<0.05), các biến này được xét riêng bằng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis. Đối với các biến còn lại có Sig. > 0.05, ta có thể khẳng định phương sai của các mẫu là đồng nhất, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA.
Dựa trên bảng kết quả phân tích ANOVA trong Bảng 15.2 (xem phụ lục 15) cho thấy các giả thuyết đều bị bác bỏ (Sig.<0.05), hay có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ cần thiết các năng lực của CVKH đối với mọi địa bàn hoạt động.
Các biến có phương sai các mẫu không đồng nhất sẽ được kiểm tra với phép kiểm Kruskal-Wallis, đồng thời phân tích hậu ANOVA cũng được thực hiện để kiểm định sự khác nhau đối với các biến có phương sai của các nhóm là đồng nhất.
♦ Kiểm định giả thuyết H41, H42, H43, H46 với phép kiểm Kruskal-Wallis: Kết quả trong Bảng 15.3 (xem phụ lục 15) cho thấy các giả thuyết bị bác bỏ (Sig.<0.05), hay có sự khác biệt về mức độ cần thiết đối với năng lực nghiệp vụ chuyên môn, giải quyết vấn đề, giao tiếp và định hướng kết quả của CVKH theo địa bàn hoạt động.
Đối với năng lực nghiệp vụ chuyên môn:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Đồng Tháp với tỉnh Hậu Giang và Tiền Giang (Sig.<0.05). Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Đồng Tháp (4.30) cao hơn tỉnh Hậu Giang (3.93) và Tiền Giang (3.77).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp và Bến Tre (Sig.<0.05). Dựa vào
số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.70) thấp hơn tỉnh Cần Thơ (4.07), Sóc Trăng (3.99), Vĩnh Long (4.14), An Giang (4.17), Đồng Tháp (4.30) và Bến Tre (4.22).
Đối với năng lực Giải quyết vấn đề: có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Hậu Giang với tỉnh Bến Tre và Bạc Liêu. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Hậu Giang (3.65) thấp hơn tỉnh Bến Tre (3.92) và Bạc Liêu (3.78).
Đối với năng lực Giao tiếp:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và Cà Mau. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.71) thấp hơn tỉnh Hậu Giang (4.10), Cần Thơ (4.14), Vĩnh Long (4.25), An Giang (4.29), Bến Tre (4.39), Đồng Tháp (4.35) và Cà Mau (4.16).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Kiên Giang (3.97) thấp hơn tỉnh Bến Tre (4.39) và Đồng Tháp (4.35).
Đối với năng lực Định hướng kết quả:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Sóc Trăng với tỉnh Bến Tre. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Sóc Trăng (4.06) thấp hơn tỉnh Bến Tre (4.33).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Kiên Giang (3.95) thấp hơn tỉnh An Giang (4.42), Đồng Tháp (4.25) và Bến Tre (4.33).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang và Cà Mau. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ
cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.69) thấp hơn tỉnh Cần Thơ (4.09), Hậu Giang (4.15), Sóc Trăng (4.06), Trà Vinh (4.25), An Giang (4.42), Bến Tre (4.33), Đồng Tháp (4.25), Tiền Giang (4.12) và Cà Mau (4.04).
♦ Kiểm định hậu ANOVA các giả thuyết H44, H45, H47, H48: Đối với năng lực Khả năng lãnh đạo:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Sóc Trăng với tỉnh An Giang. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Sóc Trăng (3.76) thấp hơn tỉnh An Giang (4.21).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.72) thấp hơn tỉnh Hậu Giang (3.95), An Giang (4.21), Đồng Tháp (4.08) và Bến Tre (4.05).
Đối với năng lực Làm việc nhóm:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Cần Thơ và Kiên Giang. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bến Tre (4.35) cao hơn tỉnh Cần Thơ (3.92) và Kiên Giang (3.82).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.63) thấp hơn tỉnh Hậu Giang (4.13), An Giang (4.21), Đồng Tháp (4.18) và Bến Tre (4.35).
Đối với năng lực Định hướng khách hàng:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bến Tre (4.77) cao hơn tỉnh Cần Thơ (4.08), Sóc Trăng (4.11), Kiên Giang (3.99), Đồng Tháp (4.25), Tiền Giang (4.25), Bạc Liêu (3.72) và Cà Mau (4.13).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre và Tiền Giang. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.72) thấp hơn tỉnh Hậu Giang (4.28), Cần Thơ (4.08), Sóc Trăng (4.11), Trà Vinh (4.29), An Giang (4.48), Đồng Tháp (4.25), Bến Tre (4.77) và Tiền Giang (4.25).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Hậu Giang với tỉnh Kiên Giang. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Hậu Giang (4.28) cao hơn tỉnh Kiên Giang (3.99).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh An Giang. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Kiên Giang (3.99) thấp hơn tỉnh An Giang (4.48).
Đối với năng lực Tinh thần đổi mới:
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Sóc Trăng với tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Sóc Trăng (3.87) thấp hơn tỉnh An Giang (4.34), Đồng Tháp (4.36) và Bến Tre (4.33).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh Đồng Tháp. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Kiên Giang (3.97) thấp hơn tỉnh Đồng Tháp (4.36).
Có sự khác biệt về mức độ cần thiết năng lực giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Bến Tre. Dựa vào số liệu thống kê trong Bảng 18.4 (xem phụ lục 18) cho thấy mức độ cần thiết năng lực đối với tỉnh Bạc Liêu (3.94) thấp hơn tỉnh An Giang (4.34), Đồng Tháp (4.36) và Bến Tre (4.33).