Cách tiếp cận theo định hướng toàn diện

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các NĂNG lực cần THIẾT của CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2.3. Cách tiếp cận theo định hướng toàn diện

Tiếp cận theo định hướng toàn diện hay còn gọi là cách tiếp cận đa chiều cũng xem năng lực như là một tập các đặc tính riêng biệt. Woodall và Winstanley (1998) quan niệm rằng “năng lực là một bộ các kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng, phẩm chất, niềm tin và thái độ mang lại thành công trong công việc theo từng bối cảnh, từng tình huống hay vai trò nhất định” [38]. Sự khác biệt dễ thấy nhất của cách tiếp cận này so với hai cách tiếp cận trên là cách tiếp cận của họ mang tính bao quát hơn về năng lực. Veres và cộng sự (1990) đã thông qua cách tiếp cận theo định hướng toàn diện để đánh giá năng lực lý tưởng của cảnh sát. Mô tả của họ bao gồm 46 thuộc tính cá nhân và

được thể hiện dưới dạng các phát biểu của kiến thức, kỹ năng và thái độ tương ứng với 23 thuộc tính của cảnh sát [36].

Tóm lại, các cách tiếp cận về khả năng suy luận xem năng lực như là một hiện tượng dựa trên đặc tính. Năng lực con người được mô tả như được thiết lập bởi một tập các đặc tính riêng biệt mà nhân viên sử dụng để thực hiện công việc của họ. Do đó, những người thực hiện công việc của mình thành thạo hơn những người khác do sở hữu một bộ các đặc tính ở cấp cao hơn [32]. Từ các cách tiếp cận suy luận như vậy, các nhà nghiên cứu chỉ trích rằng cách suy luận này gặp phải vấn đề về việc xác định và mô tả năng lực. Khi áp dụng vào trong phương pháp định lượng thường dẫn đến tình trạng các mô tả trừu tượng, quá hẹp và đơn giản, như thế không thể đại diện một cách đầy đủ về năng lực trong quá trình thực hiện công việc. Hơn nữa, các cách tiếp cận có xu hướng suy luận thường hay ấn định trước những gì tạo nên năng lực. Sandberg (2000) đã đưa ra một gợi mở là không thể xem năng lực gồm hai thực thể riêng biệt. Thay vào đó, nhân viên và công việc hình thành một thực thể thông qua kinh nghiệm sống trong công việc. Như vậy, năng lực xem như được hình thành bởi ý nghĩa của công việc mà nhân viên đảm nhiệm bằng kinh nghiệm của mình. Để xác định được năng lực thì cần phải kết hợp giữa quan sát hiện trạng và phỏng vấn các nhân viên để có những quan niệm về công việc của họ và là phương pháp thu thập dữ liệu chính trong cách tiếp cận này. Các nhà nghiên cứu cấp cao được yêu cầu theo quy trình này. Phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình phân tích dữ liệu bằng cách đọc đi đọc lại các kịch bản phỏng vấn để "nắm bắt các vấn đề chính". Phương pháp này không có nghĩa là chắc chắn đối với các nhà nghiên cứu khác nhau do có thể có cách hiểu khác nhau từ lời phát biểu của nhân viên trong quá trình phỏng vấn.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả áp dụng cách tiếp cận năng lực theo định hướng toàn diện. Để xác định được các năng lực cần thiết cho đội ngũ CVKH, vấn đề đầu tiên là xây dựng danh mục năng lực cần thiết được rút ra của các công trình nghiên cứu trước đây, kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia, phân tích bảng mô tả công việc, quan sát hiện trường và thảo luận nhóm, tiếp theo thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các CVKH để có những quan niệm của họ về công việc. Đây cũng là cách phổ biến nhất được sử dụng bởi các cơ quan nhà nước ở New York [19].

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các NĂNG lực cần THIẾT của CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)