Kiểm định ANOVA

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các NĂNG lực cần THIẾT của CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 69 - 70)

6. Kết cấu của luận văn

3.6.5. Kiểm định ANOVA

Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là năng lực CVKH và các biến độc lập là các yếu tố: lĩnh vực chuyên môn, chức danh, kinh nghiệm làm việc, địa bàn hoạt động và loại đơn vị.

Để thực hiện kiểm nghiệm ANOVA, dữ liệu đòi hỏi phải thỏa mãn một số giả thuyết sau:

♦ Các mẫu kiểm nghiệm phải độc lập và được chọn ngẫu nhiên.

♦ Các mẫu sử dụng trong kiểm nghiệm phải có phân phối chuẩn hoặc kích thước mẫu đủ lớn để được xem như phân phối chuẩn.

♦ Phương sai của các mẫu phải đồng nhất (có thể kiểm định điều này bằng phép kiểm Levene)

Nếu như các mẫu nghiên cứu không thỏa mãn các điều kiện trên, ta dùng phép kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để thay thế [7].

Giả thuyết H0 như sau:

H0: µ1 = µ2 = … = µn . Nghĩa là không có sự khác biệt giữa các trung bình của các nhóm được phân loại theo biến định tính

Trong đó, µ1, µ2, …, µn là các trung bình thực của các tổng thể nhóm

Việc kiểm nghiệm được thực hiện với phép kiểm Levene, nếu kết quả kiểm định dẫn đến việc bác bỏ H0 ta tiến hành tiếp phân tích sâu (thủ tục Post Hoc) để xác định các trung bình nào khác nhau. Có 3 phương pháp kiểm định thống kê được sử dụng để so sánh các trị trung bình của các nhóm: Bonferroni, Tukey’s honestly sinificant difirence và Tamhane’s T2. Khi đó, phương pháp Bonferroni và Tukey’s honestly sinificant difirence được sử dụng trong trường hợp phương sai của các nhóm so sánh đồng nhất, Tukey’s honestly sinificant difirence được sử dụng cho kiểm nghiệm một số lượng lớn các cặp trung bình, còn Bonferroni thích hợp cho việc kiểm nghiệm có số lượng cặp so sánh ít. Tamhane’s T2 được sử dụng trong trường hợp phương sai của các nhóm so sánh khác nhau.

Chương 4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

4.1. Giới thiệu

Chương này nhằm mục đích đánh giá, kiểm định các thang đo lường khái niệm và kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố khảo sát. Chương này bao gồm 3 phần chính: (1) đánh giá và kiểm định các thang đo lường thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbanh alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 1; (2) kiểm định lại các thành phần (thang đo) cấu thành nên năng lực thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 2; (3) kiểm định các giả thuyết.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH các NĂNG lực cần THIẾT của CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 69 - 70)