Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic đến hệ vi sinh đường ruột cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 77)

- Tốc độ lắc

3.7.2.Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic đến hệ vi sinh đường ruột cá

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.7.2.Ảnh hưởng của chế phẩm probiotic đến hệ vi sinh đường ruột cá

Để đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm đối với hệ vi sinh đường ruột cá. Cá trước khi cho ăn chế phẩm probioticvà sau khi cho ăn chế phẩm probiotic (3 tuần) được lấy mẫu và xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số Lactobacillus

spp. và tổng số Vibrio spp. trong đường ruột. Kết quả nghiên cứu được thể hiện

trên Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Thành phần của hệ vi sinh đường ruột cá Chim vây vàng trước và sau khi sử dụng chế phẩm probiotic

Nghiệm thức Tổng số vi khuẩn hiếu khí (CFU/g) Tổng số Lactobacillus spp. (CFU/g) Tổng số Vibrio spp. (MPN/g) 0 5,2.102 <10 4,6.102 1 1,2.103 <10 9,3. 102 2 1,7.103 7,0.101 1,5.101 3 2,5.103 1,0.103 2,4.101 4 2,8.104 5,0.101 4,6.101 5 1,2.103 1,8.102 0,92 6 3,7.104 2,7.104 9,3 7 4,2.102 2,1.102 1,1.102 8 7,9.103 7,0.103 1,1.102

(Ký hiệu nghiệm thức: 0: Bắt đầu thí nghiệm,1: Đối chứng, 2: Digestão, 3: QM- probiotic, 4: Compozyme, 5: L1.2 nồng độ 107 CFU/g, 6: L1.2 nồng độ 109

CFU/g, 7: L1.3 nồng độ 107 CFU/g, 8: L1.3 nồng độ 109CFU/g). 3.7.2.1. Tổng số Lactobacillus spp.

Sau ba tuần thí nghiệm, không có sự gia tăng Lactobacillus spp. có lợi

trong ruột cá khi không sử dụng bất kỳ loại chế phẩm probiotic nào (đối chứng)

probiotic khi được sử dụng đều giúp tăng đáng kể lượng Lactobacillus spp. (5 x 101 ÷2,7 x 104 CFU/g) (P < 0,05). Theo thứ tự tăng từ ít đến nhiều là các chế

phẩm Compozyme, Digestão, L1.2 nồng độ 107 CFU/g, L1.3 nồng độ 107

CFU/g, QM-probiotic, L1.3 nồng độ 109 CFU/g,, và L1.2 nồng độ 109 CFU/g (lần lượt là 5 x 101 CFU/g, 7 x 101 CFU/g, 1,8 x 102 CFU/g, 2,1 x 102 CFU/g, 1 x 103 CFU/g, 7 x 103 CFU/g và 2,7 x 104 CFU/g), và khác biệt giữa bảy loại chế

phẩmnày đều có tính thống kê (P < 0,05) (Hình 3.21)

Hình 3.21. Mật độ của Lactobacillus spp. tổng số trong đường ruột cá

(Ký hiệu nghiệm thức: 0: Bắt đầu thí nghiệm,1: Đối chứng, 2: Digestão, 3: QM- probiotic, 4: Compozyme, 5: L1.2 nồng độ 107 CFU/g, 6: L1.2 nồng độ 109

CFU/g, 7: L1.3 nồng độ 107 CFU/g, 8: L1.3 nồng độ 109CFU/g.)

Kết quả này cho thấy Lactobacillus spp. được bổ sung có thể phát triển tốt trong đường ruột cá Chim vây vàng. Các chế phẩm của đề tài (L1.2 và L1.3) có khả năng phát triển mạnh hơn trong ruột cá và có tác dụng đáng kể trong việc giúp tăng lượng Lactobacillus spp. có lợi trong đường ruột cá so với các chế

phẩm khác trên thị trường. Điều này có thể được giải thích là do các chủng vi

khuẩn này được phân lập trên chính đường ruột cá Chim nên khi đưa trở lại đường ruột, chúng dễ dàng phát triển hơn so với các chủng được phân lập từ

nguồn khác. Đây chính là lợi ích to lớn của việc phân lập các vi khuẩn probiotic

trên chính đối tượng vật chủ cần nghiên cứu. Nghiên cứu bổ sung chế phẩm

probiotic thương mại trên cá tráp (Sparus aurata) của Suzer và cs (2008) cũng 0 1 2 3 4 5 6 7 8

cho thấy Lactobacillus spp. được bổ sung đã phát triển tốt trong đường ruột cá ở

các nghiệm thức sử dụng chế phẩm probiotic. 3.7.2.2. Tổng số Vibrio spp.

Sau ba tuần thí nghiệm, lượng Vibrio spp. trong ruột cá tăng cao (9,3x102

MPN/g) khi không sử dụng bất kỳ loại chế phẩm probiotic nào (đối chứng) so

với ban đầu (4,6x102 MPN/g) (P < 0,05). Ngược lại, tất cả các loại chế phẩm

probiotic đều giúp giảm đáng kể lượng Vibrio spp. so với ban đầu và đối chứng (P < 0,05), trong đó giảm nhiều nhất ở chế phẩm L1.2 nồng độ 107 CFU/g (0,92 MPN/g), giảm ít nhất ở 2 chế phẩm L1.3 ở cả hai nồng độ 107 và 109 CFU/g (1,1x102 MPN/g). Theo thứ tự từ giảm nhiều hơn đến giảm ít hơn thì các chế

phẩm còn lại được xếp là L1.2 nồng độ 109 CFU/g (9,3 CFU/g), Digestão (1,5 x 101 CFU/g), QM-probiotic (2,4 x 101 CFU/g), và Compozyme (4,6 x 101 CFU/g), và khác biệt giữa bốn loại chế phẩm này đều có tính thống kê (P < 0,05). (Hình 3.22).

Hình 3.22. Mật độ của Vibrio spp. tổng số trong đường ruột cá

(Ký hiệu nghiệm thức: 0: Bắt đầu thí nghiệm,1: Đối chứng, 2: Digestão, 3: QM- probiotic, 4: Compozyme, 5: L1.2 nồng độ 107 CFU/g, 6: L1.2 nồng độ 109 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CFU/g, 7: L1.3 nồng độ 107 CFU/g, 8: L1.3 nồng độ 109CFU/g.)

Ở nghiên cứu này, việc sử dụng các chế phẩm probiotic giúp giảm đáng kể lượng Vibrio spp. từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh do Vibrio spp. Cơ chế của

kết quả trên vẫn chưa được hiểu rõ một cách chắc chắn, nhưng căn cứ vào các nghiên cứu gần đây thì sự đối kháng của Lactobacillus spp. với Vibrio spp. trong ruột cá có thể là một cách giải thích hợp lý, đặc biệt là ở trường hợp của các chế

phẩm L1.2 và L1.3 khi mà sự đối kháng này đã được thể hiện rõ trong quá trình thử hoạt tính đối kháng trong phòng thí nghiệm. Cả hai chủng Lactobacillus L1.2

và L1.3 đều có khả năng kháng 7 chủng Vibrio thuộc các loài Vibrio parahemolyticus, Vibrio haveyi, Vibrio chorela(đã nghiên cứu ở phần trước).

Thông thường, không có gì đảm bảo rằng khả năng kháng khuẩn của các

chế phẩm probiotic với vi sinh vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm sẽ có tác

dụng khi được áp dụng vào thực tế, trên vật chủ (Riquelme và cs, 2000). Tuy nhiên, cả hai chế phẩm L1.2 và L1.3 đã cho thấy hoạt tính vẫn được duy trì khi thử nghiệm trên cá Chim. Chế phẩm L1.2 ở nồng độ 107CFU/g có khả năng làm giảm trên 99% lượng Vibrio trong đường ruột cá Chim (từ 460MPN/g xuống

0,92MPN/g) trong khi chế phẩm L1.3 ở nồng độ trên chỉ có thể làm giảm lượng

Vibrio xuống 5 lần mặc dù trong các thử nghiệm invitro thì khả năng kháng

Vibrio của L1.3 mạnh hơn so với L1.2.

Việc chế phẩm L1.2 giúp giảm lượng Vibrio spp. nhiều nhất trong số tất

cả các chế phẩm đã cho thấy tiềm năng của chế phẩm này cho việc phát triển chế

phẩm probioticthương mại dành riêng cho nuôi cá Chim vây vàng trong tương

lai. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu cảm nhiễm cá đã sử dụng chế phẩm

probiotic với Vibrio spp. gây bệnh để khẳng định tính hiệu quả của chế phẩm

probiotic trong việc phòng và trị bệnh ở cá.

Chế phẩm L1.2 sử dụng ở nồng độ 107 CFU/g cho thấy sự tốt hơn trong

việc giảm lượng Vibrio spp. so với khi được sử dụng ở nồng độ 109 CFU/g.

Trong trường hợp này, sử dụng liều lượng chế phẩm probiotic cao hơn có khả năng đã có tác động ngược và không mang lại kết quả tốt hơn, điều này cần được

nghiên cứu thêm để có những kết luận chính xác hơn. Tuy nhiên, chế phẩm L1.2

ở cả hai nồng độ, bao gồm nồng độ 107 và 109 CFU/g, vẫn vượt trội hơn trong

việc giảm Vibrio spp. so với các chế phẩmthương mại dùng cho nuôi tôm. Thêm

vào đó, cả hai chế phẩm L1.2 và L1.3 khi được sử dụng ở nồng độ 107 CFU/g

đều giúp giảm lượng Vibrio spp. tương đương hoặc nhiều hơn, trong khi lượng

Lactobacillus spp. gia tăng lại thấp hơn khi được sử dụng ở nồng độ 109 CFU/g.

Điều này cho thấy khả năng loại trừ vi khuẩn Vibrio spp. vẫn đạt được mà không phụ thuộc vào việc gia tăng quá nhiều lượng Lactobacillus spp. trong đường ruột.

Bagheri và cs (2008) cũng kết luận rằng lượng vi khuẩn có lợi nhiều hơn trong

chế phẩm probiotickhông mang đến kết quả tốt hơn. Các nghiên cứu trong tương

lai trong việc ứng dụng chế phẩm probiotic cho nuôi cá Chim vây vàng cần tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể làm rõ hơn xu hướng biến đổi và phát triển của hệ visinh đường ruột cá khi

sử dụng chế phẩm probiotic. Số lượng cá lấy mẫu dùng đề phân tích vi sinh đường ruột cần nhiều hơn để kết quả phân tích chính xác hơn. Thêm vào đó, việc

bổ sung chế phẩm probiotic cũng nên được thử nghiệm bổ sung vào thức ăn sống

(ví dụ như Artemia) để nâng cao khả năng kháng bệnh của cá trong giai đoạn ấu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 77)