Ảnh hưởng của pH môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 59)

- Tốc độ lắc

3.3.3.Ảnh hưởng của pH môi trường

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.3.Ảnh hưởng của pH môi trường

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của các chủng.

Cả ba chủng được nuôi trong môi trường MRS lỏng có các giá trị pH là 3, 4, 5, 6, 7, 8. Chủng L1.2 và L1.3 được nuôi ở nhiệt độ 35oC, trong thời gian 24h. Chủng L1.8 được nuôi ở nhiệt độ 30oC trong thời gian 24h. Xác định khả năng sinh

trưởng của các chủng bằng phương pháp đo OD620. Kết quả nghiên cứu được thể

hiện trên Bảng 4.4, 4.5, 4.6 (Phần phụ lục) và Hình 3.6, 3.7 và 3.8.

Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của chủng L1.3

Hình 3.8. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của chủng L1.8

Kết quả nghiên cứu cho thấy pH ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng

của cả 3 chủng L1.2, L1.3, và L1.8. Cả ba chủng đều sinh trưởng tốt ở môi trường có pH 6 ÷ 7, kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc tính chung của nhóm

vi khuẩn này. Ở môi trường có pH 8, các chủng bắt đầu sinh trưởng kém chậm

hơn, OD cực đại giảm chỉ còn 71% đối với L1.2, 72% đối với L1.3 và 75% đối

với OD cực đại. Ở pH dưới 4 thì cả ba chủng đều bị ức chế mạnh, OD cực đại

giảm rất nhanh và thời gian để đạt được OD cực đại cũng chậm hơn so với bình

thường. Ở pH 3 là pH rất thấp thì chủng L1.2 và L1.3 vẫn có khả năng sinh

trưởng, OD đạt 42% OD cực đại đối với chủng L1.2, tương tự là 45% đối với

chủng L1.3. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chủng L1.8 là một

chủng có khả năng chịu pH rất kém, ở pH 3 chủng L1.8 gần như bị ức chế hoàn toàn.

Khả năng chịu pH cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính

của các chủng vi khuẩn probiotic vì khi đưa vào trong đường tiêu hóa trước khi vào đến ruột và sinh trưởng thì các chủng này phải đi qua dạ dày, nơi có pH thấp

(pH<3) trong khoảng thời gian một đến vài giờ. Thông thường để ngăn chặn ảnh hưởng của pH thấp và các enzym tiêu hóa trong dạ dày, đối với các chế phẩm

probiotic không chịu được pH thấp, người ta thường sử dụng biện pháp bảo vệ

các chủng probiotic trong các màng bao hoặc cố định trên các chất mang và đảm

bảo rằng các chế phẩm được giải phóng khi đã đi qua dạ dày và vào tới ruột non.

Tuy nhiên, kỹ thuật này tương đối phức tạp và làm tăng giá thành sản phẩm.

Như vậy, chủng L1.2 và L1.3 có khả năng chịu được pH thấp trong dạ dày

và do đó chúng có khả năng tồn tại được khi đi qua dạ dày khi được bổ sung vào

đường tiêu hóa của vật chủ bằng con đường thức ăn. Điều này cho thấy các chủng này có thể sinh trưởng tốt trong đường ruột cá khi được sử dụng làm chế

phẩm probiotic.

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi quyết định sử dụng chủng L1.2 và L1.3 cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 59)