- Các hợp chất kháng khuẩn phân tử lượng thấp
1.7.2. Trong nuôi trồng thủy sản Những nghiên cứu trên thế giớ
Những nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu của Mohanty và cộng sự (1996) cho thấy chế phẩm vi sinh
sử dụng Lactobacillus và nấm men Saccharomyces cerevisiae có khả năng kích
thích sự tăng trưởng của cá chép.
Jiravanichpaisal và cộng sự (1997) đã sử dụng Lactobacillus trong nuôi tôm sú (P. monodon) và giảm được tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh gây ra bởi nhóm
Vibrio và bệnh đốm trắng [21], [62].
Nhiều chủng Lactobacillusđã được lựa chọn để làm chế phẩm vi sinh trong
nuôi cá. Nikoskelainen và cộng sự (2001) đã cho thấy khả năng giảm tỷ lệ chết
của cá hồi của hai chủng Lactobacillus rhamnosus và Lactobacillus bulgaricus
với liều lượng bổ sung vào thức ăn của cá là 1012 CFU/g. Carnevali và cộng sự (2004) đã cho thấy khả năng cải thiện sức khỏe của cá tráp biển khi bổ sung
Lactobacillus plantarum với nồng độ 104 CFU/g (Carnevali và cộng sự, 2004) [38], [39], [53].
Va´zquez (2004) đã công bố một số loài vi khuẩn lactic có tác dụng ức chế
vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên cá dựa trên cơ chế sinh các acid hữu cơ như
acid lactic và acid acetic [72].
Subhash (2007) khi sử dụng Lactobacillus acidophilus bổ sung vào thức ăn
nuôi Trai ngọc cho thấy cải thiện đáng kể về tỷ lệ sống (78,7±8,1 và 85,7±2,9%) so với đối chứng (60,7±1,2%), đồng thời cũng cải thiện đáng kể cả về khối lượng
và chiều dài của Trai (từ 12÷30%) [69]
Suzer (2008) đã nghiên cứu sử dụng Lactobacillus spp. bổ sung vào thức ăn
nuôi cá Tráp ở giai đoạn ấu trùng. Kết quả cho thấy việc bổ sung vi khuẩn
Lactobacillus làm tăng cả tỷ lệ sống (cao hơn 13-105%) và tốc độ tăng trưởng
riêng (2-9%) so với mẫu đối chứng [71].
Abraham (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm CA probiotic (gồm Lactobacillus và Bacillus, hàm lượng 5g/kg thức ăn) đến khả năng phát
triển và khả năng kháng bệnh đối với cá Carassius auratus và Xiphophorus helleri. Kết quả cho thấy không có ảnh hưởng đáng kể của chế phẩm đến tỷ lệ
sống và hệ số chuyển hóa thức ăn FCR cũng như khả năng kháng bệnh do vi
Ma (2009) đã cho thấy khi bổ sung Lactobacillus spp. JK-8 and JK-11 vào ao nuôi tôm thì có tác dụng đồng thời là loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh (Vibrio parahemolyticus, V. harveyi, Edwardsiella tarda) và làm giảm hàm lượng NO2− và NO3 –trong nước ao nuôi [53].
Hiện nay đã có rất nhiều chế phẩm probiotic thương mại sử dụng
Lactobacillus như BZT® AQUA, BZT® DIGESTER (Bio -Form, L.L.C., Tulsa, Oklahoma, USA); Aqua Ron (International Biologicals, Ấn Độ); EPICIN - Pond (Epicore BioNetworks Inc - USA), QM-probiotic…. Các chế phẩm này có tác dụng làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm cá; nâng cao sức
khoẻ và sức đề kháng tôm cá nuôi; giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thuỷ sản gây nên; nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn
của thủy sản [10], [13], [33], [40].
Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các chế phẩm probiotic đã được đưa vào sử dụng trong nuôi
trồng thuỷ sản từ đầu những năm 1995, gồm chủ yếu là các chế phẩm nhập ngoại
từ Mỹ và Nhật Bản và một số chế phẩm được sản xuất trong nước. Các chế phẩm được biết đến nhiều nhất thuộc nhóm EM (“Effective Microorganisms™”) có nguồn gốc từ Nhật Bản và các chế phẩm khác như: ACTIVE CARE, ACTIVE
CLEANER, GEM-P … được sử dụng phổ biến để bổ sung vào ao nuôi nhằm cải
thiện chất lượng nước và làm giảm streess cho động vật thuỷ sản đã mang lại
nhiều hiệu quả và góp phần đáng kể vào việc phát triển của ngành nuôi trồng
thuỷ sản. Nhược điểm lớn nhất của các chế phẩm này là chỉ sử dụng được trong các đìa, ao nuôi không sử dụng được cho phương pháp nuôi lồng, bè.
Một số nghiên cứu trong nước ở lĩnh vực sản xuất các chế phẩm probiotic
ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản đã được tiến hành và cho một số kết quả bước đầu đáng chú ý:
Nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng sự(2000) tìm hiểu tác dụng
của men vi sinh Bio-dream lên các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong ương nuôi ấu
trùng tôm càng xanh với liều lượng 1g/m3 và cho thấy hiệu quả tích cực trong
việc giảm mật độ Vibrio tổng số và ổn định được môi trường nước
Nguyễn Liêu Ba (2002) nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học
xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản BIO-E sử dụng trong ao nuôi tôm. Kết quả
cho thấy khả năng cải thiện chất lượng ao nuôi cũng như làm giảm tỉ lệ chết của
Lê Tấn Hưng (2003) nghiên cứu thành công chế phẩm BIO-II dùng trong nuôi trồng thủy sản. Chế phẩm BIO II có tác dụng phân hủy những thức ăn thừa
và các khí thải ở đáy ao, ổn định pH và màu nước ao, kìm hãm sự tăng trưởng
của các vi sinh vật gây bệnh cho tôm, cá như các vi khuẩn Vibrio,tăng năng suất
nuôi trồng [10].
Vũ Thị Thứ và cộng sự (2004) thử nghiệm men vi sinh Bioche để xử lý nước nuôi tôm sú giống và tôm thịt tại Đồ Sơn, Hải Phòng và Hà Nội cho kết quả
khá tốt thông qua môi trường được cải thiện, đặc biệt rất có hiệu quả đối với nuôi
tôm giống như giảm chu kỳ thay nước và giảm mùi hôi, tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm [13].
Mô hình nuôi tôm sú bằng chế phẩm vi sinh (ES-01 và BS-01) của Trung
tâm nghiên cứu ứng dụng sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng góp
phần đưa năng suất tôm nuôi nhiều trang trại đạt tới 12 tấn/ha/vụ. Nhiều hộ nuôi
tôm có xử lý chế phẩm vi sinh cho thấy môi trường nước luôn ổn định, tôm phát
triển nhanh khắc phục được nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường, chi phí đầu tư, dịch bệnh. Ở Cà Mau, việc áp dụng mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm EM- ZEO bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, giữ cho môi trường của ao luôn sạch,
tôm khoẻ mạnh mà hoàn toàn không sử dụng các loại hoá chất độc hại, kháng
sinh. Trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh
(http://www.fistenet.gov.vn).
Võ Ngọc Thanh Tâm (2006) đã nghiên cứu bổ sung chế phẩm LACBASAC gồm Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae
vào thức ăn cá cảnh. Kết quả cho thấy, chế phẩm thử nghiệm có khả năng kháng một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E. coli, Samonella. Và có khả năng kích thích tốt khả năng tiêu hóa thức ăn cho cá cảnh khi được phối trộn vào thức
ăn viên với tỷ lệ là 5%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2007) sử dụng 3 loại men vi sinh
Ecomarine, Bio-dream, BZT trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh theo mô hình nước xanh cải tiến, cho thấy các yếu tố môi trường phù hợp cho sự phát
triển của ấu trùng, men vi sinh góp phần hạn chế số lượng vi khuẩn Vibrio trong
môi trường bể ương, với tỷ lệ sống của ương ấu trùng tôm càng xanh khá cao,
Công ty cổ phần sinh học Bio Tech JSC và Sở KHCN&MT tỉnh Hải Dương (2008) đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm BIOF trong xử lý đáy ao
nuôi cá. Sử dụng chế phẩm BIOF đã cải thiện được môi trường nước và lớp bùn
đáy, làm cho ao nuôi trong sạch hơn, tăng hàm lượng oxy hoà tan từ 3,0 - 4,0mg/l lên 6,0 - 6,2mg/l; giảm nồng độ các khí độc, đặc biệt là khí H2S từ 0,06
xuống 0,003mg/l; giảm mật độ vi sinh vật gây bệnh từ 600CFU/l xuống còn 50 -
100 CFU/l (đơn vị tế bào/lít nước). Chế phẩm có tác dụng kích thích sự phát triển
của tảo khuê và tảo lục, hạn chế sự phát triển của các loại tảo có hại như tảo lam,
tảo mắt..., từ đó tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Nhìn chung, những nghiên cứu trong nước còn ít, cơ bản vẫn tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm probiotic sử dụng trong các ao, đìa nuôi. Việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm probiotic sử dụng cho nuôi lồng, nuôi
biển vẫn còn là một hướng đi mới cần được nghiên cứu.