Nghiên cứu lựa chọn chất chống đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 68)

- Tốc độ lắc

3.5.1.Nghiên cứu lựa chọn chất chống đông

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.5.1.Nghiên cứu lựa chọn chất chống đông

Các chủng vi khuẩn L1.2, L1.3 được nuôi cấy trên môi trường MRS trong

thiết bị lên men tự động BioFlo 110 (dung tích 10 lít), ở nhiệt độ 35oC, tốc độ

khuấy 180v/phút điều chỉnh pH tự động ở 6,5. Sau 15 giờ lên men, tiến hành hạ

nhiệt độ của thiết bị xuống 4oC, thu sinh khối tế bào được thu bằng cách ly tâm

lạnh ở 10.000vòng/phút trong thời gian 15 phút. Dung dịch huyền phù tế bào

được bổ sung hỗn hợp (% khối lượng): 5%Lactose, 5% Maltodextrin+2%

Glycerol và (6%) Skim milk (Yao, 2009). Rót 5ml huyền phù được rót vào lọ

thủy tinh dung tích 10ml. Tiến hành đông khô trong máy sấy đông khô Telstar

LyoBeta 35 với quy trình được thể hiện trên Bảng 3.8. Sản phẩm sau khi đông khô được tái huyền phù trong 10ml nước muối sinh lý trong thời gian 2 giờ sau đó được tiến hành pha loãng và xác định nồng độ tế bào theo phương pháp đếm

khuẩn lạc. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trên Bảng 3.9 và Hình 3.15.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu không sử dụng chất chống đông thì tỷ lệ

sống của các chủng sau quá trình đông khô là rất thấp, 46,2% đối với L1.2 và

55,6% đối với L1.3. Tỷ lệ sống được cải thiện đáng kể khi sử dụng chất chống đông. Nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho thấy chất chống đông có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của vi khuẩn sau quá trình đông khô. Nghiên

cứu của Otero (2007) cho thấy skim milk làm tăng tỷ lệ sống của Lactobacillus

gasseri CRL1421 nhưng lactose hay sucrose lại không làm tăng tỷ lệ sống của

ảnh hưởng của trehalose, sucrose, skim milk đến tỷ lệ sống của Lactobacillus salivarius thì kết luận trehalose có khả năng làm tăng tỷ lệ sống cao nhất.

Bảng 3.8. Quy trình đông khô chế phẩm probiotic [04]

Bước Quá trình Nhiệt độ (oC) Áp suất

(mBar)

Thời gian

(giờ)

1 Cấp đông Từ 25 đến -50 10 000 1

2 Cấp đông -50 10 000 2

3 Tạo chân không -50 0,09 1

4 Làm khô cấp 1 -43 0,09 2

5 Làm khô cấp 1 Từ -43 đến 40 0,09 2

6 Làm khô cấp 2 40 0,01 3

7 Kết thúc 30 10 000 0,05

Tổng thời gian (h): 11

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chất chống đông đến tỷ lệ sống của chủng L1.2 và L1.3

TT Chất chống đông (% khối lượng) Tỷ lệ sống (%) L1.2 L1.3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Không bổ sung 46,2 55,6

2 6% Lactose 72,9 75,5

3 5% Maltodextrin + 2% Glycerol 84,8 88,1

4 6% Skim milk 74,3 78,8

Khi bổ sung 5% Maltodextrin + 2% Glycerol vào dịch huyền phù tế bào, thì tỷ lệ sống đạtđược là cao nhất, lên đến 84,8% đối với chủng L1.2 và 88,1%

đối với chủng L1.3. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Yao (2009) khi đông khô vi khuẩn 8 chủng vi khuẩnLactobacillus.

Do vậy, chúng tôi chọn hỗn hợp 5% Maltodextrin + 2% Glycerol làm chất

Hình 3.15. Ảnh hưởng của chất chống đông đến tỷ lệ sống của chủng L1.2 và L1.3

(Ký hiệu nghiệm thức, 1: Không sử dụng chất chống đông, 2: 6 %Lactose, 3: 5% Maltodextrin + 2%Glycerol, 4:6% Skim milk.)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 68)