Phân lập Lactobacillus từ nội tạng cá Chim vây vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 50)

- Tốc độ lắc

3.1.1.Phân lập Lactobacillus từ nội tạng cá Chim vây vàng

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1.Phân lập Lactobacillus từ nội tạng cá Chim vây vàng

Các mẫu cá Chim được vận chuyển sống về phòng thí nghiệm và được mổ

lấy nội tạng. Toàn bộ nội tạng của cá được lấy để phân lập Lactobacillus. Tiến

hành phân lập và thuần khiết Lactobacillus trên môi trường MRS, ở nhiệt độ

30oC. Kết quả đã phân lập và thuần khiết được 17 chủng Lactobacillus được đánh số từ L1.1 đến L1.17.

3.1.2.Tuyển chọn chủng Lactobacillus có hoạt tính kháng Vibrio

Có rất nhiều yếu tố để quyết định chọn một chủng vi sinh vật làm chế

phẩm probiotic, tuy nhiên với mục đích đặt ra trong nghiên cứu này chúng tôi lựa

chọn trên hai tiêu chí cơ bản là khả năng kháng vi khuẩn Vibrio và khả năng sinh

enzym ngoại bào.

Các chủng Vibrio spp. trong bộ sưu tập giống của Viện CNSH&MT được

sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: 02 chủng V. parahaemolyticus, ký hiệu Vp.1

và Vp.2, 02 chủng V. harveyi, ký hiệu là Vh.1 và Vh.2 và03 chủng V. chorela, ký hiệu Vc.1, Vc.2, Vc.3.

Kết quả nghiên cứu khả năng kháng Vibrio của 17 chủng Lactobaccillus

mới phân lập được thể hiện trên Bảng 3.1. và Hình 3.1.

Bảng 3.1. Khả năng kháng Vibrio của các chủng Lactobacillus Chủng Đường kính (D – d, mm) V p.1 V p.2 V h.1 Vh.2 Vc.1 Vc.2 Vc.3 L 1.1 7 6 7,5 0 0 4,5 8,5 L 1.2 11,5 10 16,5 14 11 18 16 L 1.3 14 12,5 10 18 12,5 19 17,5 L 1.4 7,5 12 9 8 7,5 9,5 13 L 1.5 8,5 10,5 12,5 8 8 7 14,5 L 1.6 8 8 6 6 0 0 0 L 1.7 0 0 0 2 0 0 0 L 1.8 12 11 14 13 13 15 12 L 1.9 0 0 0 7,5 7,0 8,0 9,0 L 1.10 2,5 4 5,5 0 0 0 0 L 1.11 0 0 0 0 0 0 0 L 1.12 0 0 0 0 0 0 0 L 1.13 0 0 0 0 0 0 0 L 1.14 4,5 6 8,5 5 0 0 0 L 1.15 0 0 0 0 0 0 0 L 1.16 0 0 0 0 0 0 0 L1.17 0 2 3,5 0 0 0 0

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10/ 17 chủng Lactobacillus phân lập được

có hoạt tính kháng Vibrio, trong đó chỉ có 5 chủng (L1.2, L1.3, L1.4, L1.5 và L1.8) có khả năng kháng được cả 7 chủng Vibrio. Các chủng Lactobacillus còn lại gồm (L1.1., L1.6, L1.9, L1.10, L1.14) chỉ có hoạt tính kháng với 2 ÷ 5 chủng

Vibrio. Như vậy, các chủng Lactobacillus khác nhau thì khả năng kháng Vibrio

khác nhau và đặc tính kháng cũng tùy thuộc vào từng giống Vibiro khác nhau. Trong 5 chủng Lactobacillus có khả năng kháng Vibrio tốt nêu trên có ba chủng là Lactobacillus L1.2, L1.3 và L1.8 có khả năng kháng Vibrio mạnh nhất.

Chúng có thể kháng được nhiều chủng Vibrio khác nhau, với đường kính vòng kháng khuẩn cao nhất, trung bình khoảng 13 ÷ 14 mm. Kết quả này tương đồng

với kết quả của Charernjiratragul và cs (2008) khi nghiên cứu hoạt động ức chế

của chủng Lactobacillus PSU – LAB71 đối với 3 chủng Vibrio (V. chorela O1,

V. chorela O139, V. parahaemolyticus) bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa

thạch. Kết quả đường kính trung bình của vòng kháng khuẩn thu được trên các

đĩa thạch cũng nằm trong khoảng 12 ÷ 14 mm.

Đặc tính kháng Vibrio là đặc một đặc tính rất quan trọng bởi Vibrio là một trong những đối tượng vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên cá Chim vây vàng. Thông qua thí nghiệm này cho thấy có thể sử dụng các chủng Lactobacillus ở trên để sản xuất chế phẩm probiotic cho cá Chim với mục đích kháng bệnh

vibriosis.

Từ những căn cứ ở trên chúng tôi chọn 5 chủng có khả năng kháng tất cả

các chủng Vibrio là L1.2, L1.3, L1.4, L1.5 và L1.8 để tiến hành các nghiên cứu

tiếp theo.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic và ứng dụng bổ sung vào thức ăn nuôi cá chim vây vàng (Trang 50)