- Tốc độ lắc
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sống của vi sinh vật.
Nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng do đó kéo dài thời gian thu sinh
khối. Còn nhiệt độ cao sẽ làm ức chế các chủng vi sinh vật. Với mục đích sản
suất sinh khối thì việc yêu cầu tìm được khoảng nhiệt độ phát triển tối ưu của
mỗi chủng vi sinh vật là rất quan trọng.
Để tìm khoảng nhiệt độ phát triển tối ưu của chủng L1.2 và L1.3, tiến
hành lên men trong môi trường MRS lỏng ở các nhiệt độ: 30oC; 35oC và 40oC ở
pH 6,8 ± 0,2. Xác định nồng độ tế bào bằng phương pháp đo OD ở bước sóng
= 620nm. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1, 4.2 và 4.3 (Phần phụ lục); Hình 3.3, 3.4 và 3.5.
57
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên sinh trưởng của chủng L1.3
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên sinh trưởng của chủng L1.8
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai chủng L1.2 và L1.3 là các vi khuẩn ưa
ấm, có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu là 35oC. Riêng chủng L1.8 có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu ở 30oC. Nhiệt độ này có thể giải thích được do nguồn gốc của các
chủng này đã được phân lập từ cá Chim vây vàng nuôi ở vùng biển Khánh Hòa. Cá Chim vây vàng là loài cá sống ở tầng nước mặt có nhiệt độ trung bình trong
khoảng 28 - 35oC nên nhiệt độ nuôi cấy tối ưu của các chủng trong khoảng
30÷35oC là rất phù hợp với thực tế.
Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Hagy và Hoshino (2009), trong đó các chủng vi khuẩn lactic được phân lập trên cá chép cũng có nhiệt độ phát triển tối ưu là 30 ÷ 33oC.
Như vậy, qua thí nghiệm này đã tìm được nhiệt độ phát triển tối ưu của
hai chủng L1.2, L1.3 là 35oC và chủng L1.8 là 30oC, rất gần với nhiệt độ tự nhiên của nước biển. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho các chủng trên có khả năng tồn tại và phát triển tốt khi được đưa vào trong môi trường nước biển trong
các chế phẩm probiotic sau này.