- Tốc độ lắc
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.1. Đường cong sinh trưởng
Việc xác định đường cong sinh trưởng của mỗi loài vi khuẩn là rất quan
trọng. Nó cho biết khả năng thích nghi với môi trường cũng như thời gian của các giai đoạn phát triển giúp ta kiểm soát quá trình nuôi cấy. Bên cạnh đó, đường cong sinh trưởng còn có thể cho biết thời điểm sinh khối tế bào lớn nhất giúp ta
dừng quá trình lên men trong thời gian hợp lý để thu sinh khối tế bào với hoạt
tính mạnh nhất.
Tiến hành nuôi cấy 03 chủng vi khuẩn ở trên trong môi trường MRS lỏng,
pH 6,5 và nhiệt độ nuôi cấy là 350C, thời gian nuôi cấy là 30 giờ. Sau mỗi 3 giờ
nuôi cấy, tiến hành lấy mẫu. Khả năng phát triển của các chủng được xác định
thông qua việc đo OD ở bước sóng 620 nm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.5 và Hình 3.2.
Bảng 3.5. Mật độ tế bào (OD620) theo thời gian nuôi cấy
Chủng
Thời gian nuôi cấy (giờ)
0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30
L1.2 0,34 0,71 1,71 2,13 2,38 2,41 2,45 2,48 2,4 2,26 2,12 L1.3 0,47 0,93 1,75 2,26 2,45 2,52 2,55 2,53 2,5 2,35 2,09 L1.8 0,45 0,74 1,58 2,09 2,31 2,34 2,43 2,42 2,41 2,22 2,03
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba chủng đều phát triển tốt trên môi
trường MRS, khả năng sinh trưởng của cả 3 chủng tương đối đều nhau. Thời gian thích nghi rất ngắn (<3 giờ) điều này cho thấy MRS là môi trường rất thích hợp
cho cả ba chủng. Pha logarit của cả ba chủng (từ 3h đến 12h nuôi). Sau 18 giờ
nuôi cấy cả ba chủng đều đạt được nồng độ tế bào cực đại. Đây là những căn cứ
quan trọng cho các bước nghiên cứu tiếp theo.