- Tốc độ lắc
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.7.1.3. Hệ số phân đàn về chiều dài (CVL)
Chế phẩm L1.2 ở nồng độ 107 CFU/g giúp cá có hệ số phân đàn về chiều
dài (CVL) thấp nhất trong suốt cả ba tuần thí nghiệm (lần lượt là 4,92, 3,43 và 3,55% ở các tuần 1, 2 và 3) và tất cả đều thấp hơn đáng kể so với đối chứng (lần lượt là 5,47, 6,01 và 5,7% ở các tuần 1, 2 và 3) (P < 0,05). Các chế phẩm còn lại
Hình 3.19. Hệ số phân đàn về chiều dài (CVL) của cá 3.7.1.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá thấp hơn đáng kể khi sử dụng chế phẩm
L1.2 nồng độ 107 CFU/g (0,83) so với đối chứng (0,96) (P < 0,05). FCR của các
chế phẩm còn lại không có khác biệt nhiều so với đối chứng (0,95 –1,09) (P > 0,05). (Hình 3.20)
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chiều
dài và khối lượng ở Cá Chim vây vàng của nghiên cứu này cho thấy có sự tương đồng với nghiên cứu của Subhash và Lipton (2007) cũng như Bagheri và cs
(2008). Nhiều nghiên cứu cũng công bố có sự cải thiện SGR khi sử dụng chế
phẩm probiotic (Bagheri và cs, 2008; Macey và Coyne, 2005; Osman và cs, 2010), tuy nhiên việc bổ sung các chế phẩm probiotic không giúp cải thiện chỉ
tiêu nói trên trong nghiên cứu này. Về hệ số chuyển hóa thức ăn FCR, Bagheri và cs (2008) kết luận chế phẩm probiotic khiến FCR cao hơn đáng kể so với đối
chứng (P < 0,05). Ngược lại, nhiều nghiên cứu khác lại cho thấy có chế phẩm
probiotic giúp giảm đáng kể FCR (P < 0,05) (Choudhury và cs, 2005; Macey và Coyne, 2005; Song và cs, 2006; Khattab và cs, 2006; Osman và cs, 2010), và kết
quả từ nghiên cứu này cũng đồng tình với các nghiên cứu trên. Về tỷ lệ sống, các
nghiên cứu gần đây cho thấy cá được sử dụng chế phẩm probiotic có tỷ lệ sống cao hơn (P < 0,05) (Khattab và cs, 2006; Subhash và Lipton, 2007; Bagheri và
cs, 2008). Hạn chế khi nghiên cứu trên cá Chim vây vàng là chưa tiến hành thí nghiệm cảm nhiễm cá với Vibrio spp. để thấy được khả năng thực sự của việc
dùng chế phẩm probioticđối với bệnh. Nghiên cứu trong tương lai cần quan tâm
đến điểm này.
Hình 3.20. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá
(Số liệu trên mỗi cột là giá trị trung bình, n=3. Các chữ cái khác nhau thể hiện sai
khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Ký hiệu nghiệm thức: 1: Đối chứng, 2:
Digestão, 3: QM-probiotic, 4: Compozyme, 5: L1.2 nồng độ 107 CFU/g, 6: L1.2 nồng độ 109 CFU/g, 7: L1.3 nồng độ 107 CFU/g, 8: L1.3 nồng độ 109 CFU/g.)
Khả năng điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột cá đã giúp giảm thiểu hay loại
trừ các vi sinh vật gây bệnh, từ đó dẫn đến cải thiện sinh trưởng và tỷ lệ sống (Irianto và Austin, 2002). Thêm vào đó, việc nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng qua việc tăng hoạt động của enzym tiêu hóa, tăng cường các hệ
vi sinh vật có lợi và cân bằng hệ vi sinh đường ruột có khả năng giúp cải thiện sinh trưởng ở ấu trùng cá. Macey và Coyne (2005) cho rằng chế phẩm probiotic tăng cường hoạt động của các enzym tiêu hóa và giúp hỗ trợ khả năng tiêu hóa và hấp thu protein ở đường ruột. Và các vi khuẩn Lactobacillus spp. cũng có khả năng tiết ra nhiều loại enzym ngoại bào (Moriarty,1998), từ đó có khả năng hỗ
trợ tiêu hóa và hấp thu như nêu trên. Khả năng cạnh tranh nơi ở, dinh dưỡng và tạo ra các hợp chất kháng khuẩn của lợi khuẩn Lactobacillus spp. với vi sinh vật