CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3. Giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc cao tại ngân hàng
3.3.1. Nhóm giải pháp cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên
Cơ sở giải pháp:
Như đã phân tích ở chương 2, đa số nhân viên đều cảm thấy có rào cản và khoảng cách giữa nhân viên với cấp trên của mình. Nguyên nhân do cấp trên thiếu quan tâm, ít giúp đỡ, động viên, khích lệ nhân viên để vượt qua khó khăn và hồn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra, cấp trên đơi khi cịn thiên vị, không công bằng với nhân viên. Các cấp lãnh đạo hay quan tâm, ưu ái cho những nhân viên có mối quan hệ con ơng cháu cha trong ngân hàng. Nhân viên chưa được tự do và thoải mái để nêu ý kiến của mình. Nguyên nhân do ngân hàng ít tổ chức các buổi họp giữa lãnh đạo và nhân viên để đóng góp và nhận xét ưu, khuyết điểm của nhau. Ngồi ra, ngân hàng cũng ít tổ chức các buổi ngoại khóa để tạo mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên và cấp trên.
Nội dung giải pháp:
Giải pháp 1: Cấp trên cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp hàng tháng để nhằm
phổ biến và trao đổi các thông tin với cấp dưới, giúp cấp dưới dễ dàng đồng cảm và chia sẻ với những khó khăn mà cấp trên đang phải gánh vác. Đồng thời, cấp trên cần khuyến khích mỗi nhân viên cấp dưới của mình được thoải mái nói ra những khó khăn trong cơng việc mà mình đang gặp phải để mọi người cùng nhau góp ý kiến và giải quyết. Việc cấp trên lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong cơng việc của cấp dưới sẽ giúp cho công việc được giải quyết suôn sẻ, thuận lợi hơn, giúp khơng khí làm việc bớt căng thẳng, nặng nề. Điều đó góp phần giúp cho nhân viên được cảm thấy quan tâm, được cấp trên hỗ trợ, giúp đỡ. Từ đó, cấp dưới sẽ nỗ lực làm việc hết mình để cống hiến cho ngân hàng. Cấp trên có thể kể nhưng tin vui trong hoạt động kinh doanh, những thành tích đã đạt được để khích lệ tinh thần của nhân viên. Cũng như trình bày những khó khăn để tất cả mọi người cùng nhau chia sẻ và cố gắng vượt qua. Cấp trên cũng cần khuyến khích nhân viên được bày tỏ quan điểm của mình, ghi nhận những ý kiến đóng góp có giá trị của nhân viên, cần tạo khơng khí góp ý thoải mái, khơng nặng nề, căng thẳng.
Giải pháp 2: Để giúp xóa bỏ rào cản và khoảng cách giữa nhân viên và cấp trên,
nhằm tạo mối quan hệ gần gũi hơn giữa cấp trên và nhân viên không chỉ trong công việc mà cịn bên ngồi, ngân hàng cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho tồn thể nhân viên để vui chơi, vừa giúp giảm căng thẳng cho nhân viên sau giờ làm, vừa giúp mọi người gắn chặt, thân thiết với nhau hơn. Ngoài ra, cấp trên cũng cần khen ngợi, động viên, tán dương nhân viên khi cấp dưới làm tốt cơng việc và có tiến bộ trong công việc.
Giải pháp 3: Để tạo được sự tín nhiệm của nhân viên dành cho cấp trên, cấp trên
cũng cần đối xử công bằng giữa các nhân viên với nhau. Bằng cách phân công nhiệm vụ và chỉ tiêu cơng bằng giữa các nhân viên. Tránh tình trạng có nhân viên thì phải làm nhiều việc. Trong khi có nhân viên lại làm ít việc. Cấp trên cần thưởng, phạt công bằng như nhau dành cho mỗi nhân viên. Để có thể phát hiện được tình trạng đối xử thiên vị giữa các nhân viên, ngân hàng có thể tạo cơ hội để cho tồn thể nhân viên được phép đánh giá cấp trên trực tiếp của mình, giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quát về cấp dưới và tránh việc các lãnh đạo cấp trung lạm dụng quyền hạn để ưu ái cho một số nhân viên con ông cháu cha trong ngân hàng.
Giải pháp 4: Thực hiện các cuộc khảo sát nội bộ dành cho nhân viên để nhằm đánh
giá về thái độ và hành vi của các lãnh đạo phòng đối với nhân viên. Cuộc khảo sát cần thực hiện định kỳ mỗi năm một lần để nhằm nâng cao chất lượng làm việc và chấn chỉnh các hành vi sai phạm, chưa đúng chuẩn mực dành cho các cấp lãnh đạo phịng. Ban giám đốc nên giao cho phịng hành chính nhân sự làm đầu mối để thực hiện cuộc khảo sát nội bộ này. Kết quả khảo sát sẽ được phịng hành chính tổng hợp lại và báo cáo lên ban giám đốc. Cuộc khảo sát sẽ được thực hiện bằng bảng câu hỏi dành cho nhân viên. Do đó, việc khảo sát này sẽ không làm tốn nhiều thời gian của nhân viên. Đồng thời, kết quả thu về của mỗi phiếu khảo sát sẽ khơng chỉ đích danh nhân viên, để giúp nhân viên có thể thoải mái trong việc tiến hành khảo sát. Kết quả của cuộc khảo sát này sẽ giúp cho ban lãnh đạo Vietinbank chi nhánh Sài Gịn có cái nhìn tổng quan hơn về các nhân viên cấp dưới của mình và kịp thời chấn chỉnh
các hành vi lãnh đạo chưa phù hợp để giúp nhân viên hài lòng hơn và tăng mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa nhân viên và ngân hàng.
Những giải pháp trên sẽ góp phần giúp cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên với cấp trên được tốt đẹp hơn và giảm sự bất mãn giữa nhân viên với cấp trên. Từ đó, làm giảm ý định nghỉ việc của nhân viên tại Vietinbank chi nhánh Sài Gịn.