Nhóm giải pháp tăng cường sự thỏa mãn tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc cao tại ngân hàng

3.3.4. Nhóm giải pháp tăng cường sự thỏa mãn tiền lương

Cơ sở giải pháp: Qua phân tích thực trạng ở chương 2, ta có thể thấy nhân viên

chưa thỏa mãn với vấn đề tiền lương vì chi nhánh chưa có khoản thưởng hàng tháng để khích lệ, động viên nhân viên kịp thời dành cho những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tháng. Việc phân bổ các chỉ tiêu kinh doanh hiện nay vẫn còn chưa phù hợp với tiềm lực của các phòng. Ngân hàng cũng chưa tạo cơ hội để tăng thu nhập cho các nhân viên ở bộ phận vận hành. Với chính sách tiền lương như hiện nay của Vietinbank gồm lương cứng và lương mềm. Việc tăng lương cứng là rất khó khăn và cần phải mất một thời gian dài. Do đó, tăng lương mềm gắn liền hiệu quả cơng việc sẽ dễ dàng hơn. Chi nhánh cần dựa trên quỹ lương của Vietinbank và tình hình hoạt động của chi nhánh để có giải pháp tiền lương phù hợp.

Ngồi ra, nhân viên cũng cảm thấy bất mãn khi phải gánh vác thêm khối lượng công việc của những người xin nghỉ nhưng lại chẳng được hưởng thêm khoản phụ cấp trách nhiệm công việc nào.

Nội dung giải pháp:

Giải pháp 1: Giải pháp khen thưởng hàng tháng gắn liền với hiệu quả công việc cá

nhân

Hiện tại, ngân hàng chưa có chế độ khen thưởng kịp thời hàng tháng dành cho những cá nhân hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra. Kết quả kinh doanh chỉ được chi trả quyết toán vào cuối quý hoặc cuối năm. Như vậy, đối với những cá nhân hoàn thành vượt kế hoạch phải chờ đến cuối quý hoặc cuối năm mới được ghi nhận cơng lao và tun dương. Vì thế, ngân hàng rất cần thiết phải có chính sách khen thưởng kịp thời vào hàng tháng để nhằm tuyên dương và ghi nhận những cá nhân có thành tích xuất sắc và cổ vũ những người còn lại chưa đạt được chỉ tiêu cần cố gắng nhiều hơn. Chính sách khen thưởng kịp thời là rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.

Chính sách khen thưởng hàng tháng cụ thể dành cho người lao động sẽ được đề xuất như sau:

Tiền lương khen thưởng hàng tháng theo doanh số bán hàng của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với số lượng, giá trị sản phẩm dịch vụ bán được trong kỳ đánh

giá, tiền lương khen thưởng theo doanh số bán hàng trong tháng của người lao động sẽ cao hơn khi bán được nhiều hàng hóa dịch vụ của ngân hàng hơn và ngược lại. Việc áp dụng tiền lương khen thưởng theo doanh số bán hàng của người lao động cần thực hiện một cách minh bạch, công bằng và gắn trực tiếp với số lượng, sản phẩm dịch vụ bán được của cán bộ. Cơng thức tính tiền lương thúc đẩy bán hàng sẽ được tính như sau:

Lương thúc đẩy bán hàng = Số lượng, giá trị sản phẩm dịch vụ bán được (hiện tại là giá trị dư nợ tăng thêm và dư nợ duy trì)

x

Đơn giá lương thúc đẩy bán hàng tính trên mỗi loại sản phẩm dịch vụ - Các khoản giảm trừ (hiện tại là giảm trừ do phát sinh nợ xấu)

Đơn giá lương thúc đẩy bán hàng tính trên mỗi loại sản phẩm, dịch vụ sẽ được quy định dựa trên chính sách phát triển của ngân hàng theo từng thời kỳ và biến động để phù hợp với chính sách tăng trưởng dư nợ hay nguồn vốn, hoặc tăng bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

Giải pháp 2: Tạo cơ hội tăng thu nhập cho các nhân viên ở bộ phận vận hành

Hiện nay, các nhân viên ở bộ phận vận hành thường chịu rất ít áp lực về các chỉ tiêu kinh doanh và thường chủ yếu nghiêng nhiều về tác nghiệp. Tuy nhiên, cơ hội được tiếp xúc với khách hàng của những vị trí vận hành như các giao dịch viên hay cán bộ tư vấn tài chính khơng phải là ít. Vì các giao dịch viên và cán bộ tư vấn tài chính thường hay có cơ hội tiếp xúc với các khách hàng tự đến trụ sở của ngân hàng để giao dịch nên dễ dàng tiếp thị và nắm bắt nhu cầu của những đối tượng khách hàng này. Do đó, chi nhánh có thể tạo cơ hội cho bộ phận vận hành được tham gia nhiều hơn vào công tác bán hàng như bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, mở thẻ, tiếp thị máy cà thẻ,..để tăng cường thu nhập cho các bộ phận trên. Điều này sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho các cán bộ quan hệ khách hàng và tạo cơ hội tăng thu nhập cho những đối tượng bộ phận vận hành.

Giải pháp 3: Bổ sung phụ cấp trách nhiệm dành cho những nhân viên phải gánh

vác thêm công việc của những cán bộ xin nghỉ

Hiện nay, cứ 1 nhân viên nghỉ việc thì sẽ có từ hai hoặc ba người chia nhau cơng việc của người xin nghỉ để đảm nhận theo sự phân cơng của lãnh đạo phịng. Do đó, mức đề xuất tăng phụ cấp trách nhiệm cho những cán bộ gánh thêm việc là 50% mức lương cứng của cán bộ đó nếu cơng việc chia 2 người làm và 30% mức lương cứng của cán bộ đó nếu cơng việc được chia cho 3 người làm. Thời gian để có thể tuyển dụng, đào tạo, thử việc và bắt thay vào công việc của cán bộ mới thông thường phải mất khoảng 3 tháng. Giả sử như chi nhánh có 5 nhân viên xin nghỉ việc, cứ mỗi nhân viên xin nghỉ sẽ có 2 cán bộ làm thay. Như vậy, chi nhánh sẽ phải chi tổng tất cả chi phí cho việc tuyển dụng và chi phí phụ cấp trách nhiệm dành cho nhân viên nhận bàn giao thêm công việc như bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Bảng chi phí cho việc tuyển dụng và chi phí phụ cấp trách nhiệm:

STT Tên loại chi phí Đơn giá

(Đồng/người)

Số người

nghỉ

Thành tiền

(đồng)

1 Chi phí cho việc tuyển dụng nhân viên mới 8.000.000 3 24.000.000 2 Chi phí phụ cấp trách nhiệm 50%*5.600.000*2 3 16.800.000 Tổng chi phí 40.800.000

(Nguồn: Theo tính tốn sơ bộ của tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm ý định nghỉ việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)