CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi nhánh
nhánh Sài Gịn
2.1.1 Thơng tin chung về Vietinbank - Chi nhánh Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) có tên giao dịch tiếng anh là: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade, tên gọi tắt là Vietinbank, được ra đời vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những thành quả đạt được, VietinBank đã lọt vào top một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và là ngân hàng duy nhất lọt vào Top 400 Thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu đạt 249 triệu USD.
Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank-Chi nhánh Sài Gòn
Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Sài Gịn chính thức đi vào hoạt động vào ngày 19/08/2009 theo quyết định số 899/QĐ-TCCB. Trụ sở chính đặt tại số 1425-1427 Mỹ Toàn 2 (H4), đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, Tp. HCM.
Tính đến nay, Vietinbank Sài Gòn đã đi vào hoạt động được gần 10 năm. Tuy thời gian hoạt động chưa nhiều so với các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng Vietinbank Sài Gòn cũng đã khẳng định được mình với những thành quả nhất định. Các hoạt động chính của VietinBank Sài Gịn là thực hiện các giao dịch ngân hàng như: Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân.
Mạng lưới phân phối
Trụ sở chi nhánh đặt tại số 1425-1427 Mỹ Toàn 2 (H4), đường Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, quận 7, Tp. HCM.
Cùng 2 phòng giao dịch là:
Phịng giao dịch Nguyễn Đình Chiểu. Số 278A đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Phịng giao dịch Hiệp Phước. Số 6, Lơ A, KCN Hiệp Phước, xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chi nhánh Sài Gòn (Nguồn: https://www.vietinbank.vn/vn/lien-he/mang-luoi-chi-nhanh.) https://www.vietinbank.vn/vn/lien-he/mang-luoi-chi-nhanh.)
2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại VietinBank Sài Gòn giai đoạn 2014 – 2017 2014 – 2017
Bảng 2.1: Số liệu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
I Chỉ tiêu về quy mô
1 Tổng tài sản 3308 3814 4214 4725 2 Huy động vốn cuối kỳ 1225 1182 1343 2025 Giám đốc Khối khách hàng Phòng khách hàng bán lẻ Phòng khách hàng doanh nghiệp Khối tác nghiệp Phòng kho quỹ Phòng kế tốn Phịng hỗ trợ tín dụng Khối quản lý nội bộ Phịng tổng hợp Phịng hành chính nhân sự Khối trực thuộc PGD Hiệp Phước PGD Nguyễn Đình Chiểu Phó Giám đốc
kỳ bán lẻ 3 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1915 2101 2312 2448 - Dư nợ tín dụng cuối kỳ bán lẻ 724 698 953 1031
II Chỉ tiêu về cơ cấu chất lượng
1 Tỷ trọng dư nợ/Huy động vốn 74,69% 105,67% 80,57% 66,57% 2 Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ 23,79% 21,32% 26,49% 25,51% 3 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ 37,81% 33,23% 41,23% 42,11%
2.1.4. Đánh giá những mặt được và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Sài Gòn: kinh doanh của Vietinbank Sài Gòn:
2.1.4.1. Những mặt được:
Về công tác phát triển nguồn vốn: Trong năm 2017, Chi nhánh đã phát triển tốt nguồn vốn khách hàng bán lẻ (KHBL): số lượng KHBL tiền gửi tăng 1.822 khách hàng so với đầu năm, khai thác tốt nguồn vốn từ KHBL ưu tiên hiện hữu. Về dư nợ: Dư nợ Chi nhánh có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu cho vay,
giảm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay chứng minh tài chính. Bám sát chỉ đạo của NHCTVN, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ tăng.
Về lợi nhuận: có sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu thu nhập, tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao (tăng 20,7% so với năm 2016), hoàn thành 93,1% kế hoạch năm 2017.
Về công tác quản trị rủi ro: trong năm 2017, Chi nhánh luôn luôn tăng cường quản trị rủi ro: tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo giữa các bộ phận giao dịch, có lập sổ theo dõi để chấn chỉnh, kiểm soát, uốn nắn thường xuyên nhằm duy trì và nâng cao hình ảnh, danh tiếng, sức hút đối với khách hàng khi đến giao dịch với hệ thống NHCT qua chất lượng phục vụ.
2.1.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh:
Về nguồn vốn: Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn còn thấp so với chỉ tiêu Vietinbank giao, nguồn vốn bình quân các phân khúc: KHDN, KHBL vẫn chưa đạt kế hoạch năm 2017.
Về dư nợ: Cơng tác phát triển KHDN mới cịn hạn chế, trong năm 2017 Chi nhánh chỉ mới phát triển được thêm 12 KHDN mới. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cịn thấp, tất cả các phân khúc đều chưa hoàn thành chỉ tiêu năm 2017 ngân hàng Công Thương Việt Nam giao.
Về thu phí dịch vụ: kết quả thu phí dịch vụ ở một số nghiệp vụ vẫn còn rất thấp hoặc giảm so với năm 2016 như thu phí dịch vụ ngân hàng điện tử, thu phí gửi tiền, thu phí dịch vụ kho quỹ, ngân quỹ…
Về mạng lưới: mạng lưới Chi nhánh còn chưa trải rộng so với các chi nhánh trong khu vực, đây là một khó khăn cho Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.