Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và có vị trí quan trọng đối với vùng này và đặc biệt đối với thủ đơ Hà Nội. Q trình phát triển của đất nước đã tạo cho Vĩnh Phúc có thêm những lợi thế mới: là một bộ phận cấu thành vành đai phát triển cơng nghiệp các tỉnh phía Bắc; chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các khu cơng nghiệp Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn… Hành lang kinh tế Cơn Minh - Hà Nội - Hải Phịng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang Đường 18 v.v.. với những cơ hội chủ yếu trên, những năm qua Vĩnh Phúc đã phát huy được nội lực, thu hút được đầu tư, sau 11 năm phát triển từ một tỉnh nơng nghiệp đã nhanh chóng trở thành tỉnh công nghiệp (cơ cấu kinh tế CN-DV-NN năm 2008 là 57,5% -24,48% -18,02%). NSNN từ chỗ khó khăn tiến tới có nguồn thu lớn và chủ động. Qua tiếp cận thực tế và các tài liệu báo cáo, Vĩnh Phúc có một số điểm đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt cả việc việc quản lý sử dụng chi ĐTPT từ
NSNN đồng thời với chính sách thu hút VĐT từ bên ngoài. Tỉnh Vĩnh Phúc coi quản lý sử dụng chi ĐTPT từ NSNN là một khoản chi mồi, xúc tác tạo tiền đề để phát triển KT-XH. Việc quản lý khoản chi này theo một quy trình rất chặt chẽ vừa phân cấp để tạo điều kiện cho cơ sở nhưng gắn với trách nhiệm cơ sở và sự hướng dẫn của cấp trên. Mặt khác, vừa tập trung để làm một số cơng trình hạ tầng. Đặc biệt là ưu tiên hạ tầng giao thông coi đây là khâu đột phá. Tất cả các khoản chi có nguồn gốc NSNN đều phải được HĐND tỉnh xem xét chuẩn y trước khi phân bổ, quyết định.
nghiệm quản lý chi ĐTPT từ NSNN nên hai việc này bổ sung cho nhau những kinh nghiệm quý và tạo nên những hiệu quả tương đồng trong công việc. Chẳng hạn, trong thu hút VĐT: tỉnh luôn xác định quy hoạch đi trước, đền bù làm trước, làm tốt để ln có một quỹ đất để dành; tỉnh luôn tạo thuận lợi để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư bằng cách quan tâm đến lợi ích các doanh nghiệp và mơi trường đầu tư. Nhiều nhà đầu tư mở rộng kinh doanh được cho thuê thêm đất liền kề với diện tích lớn hơn ban đầu; tiếp tục đấu giá quyền sử dụng đất, kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT, BO...; ngồi ra tỉnh Vĩnh Phúc rất coi trọng xây dựng CSHT và CCHC, là một trong những địa phương dẫn đầu về CCHC tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Với một tầm nhìn xa, hiện nay Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển ngành nghề dịch vụ cao cấp như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng…
Thứ hai, mặc dù đạt được tốc độ phát triển rất cao, GDP tăng 17-18%
năm nhưng tỉnh luôn coi trọng phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực (coi lao động kỹ thuật cũng là một khâu đột phá quan trọng), phát triển vùng sâu vùng xa và bảo vệ môi trường. Theo phương hướng này vốn NSNN tập trung vào giải quyết những vấn đề phát triển hạ tầng giao thơng nơng thơn, mạng lưới điện, cấp thốt nước, ĐTPT hạ tầng xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn gắn với cơng tác XĐGN. Những chủ trương này rất được lịng dân và chính quyền cơ sở. Do vậy triển khai quản lý, sử dụng và giám sát rất hiệu quả; tiến độ thực hiện nhanh, tỷ lệ giải ngân hàng năm 90-95%; tỷ lệ đói nghèo hiện nay 10%, phấn đầu mỗi năm giảm 2,5%; số lao động qua đào tạo 40% mỗi năm tăng được 3,6%.
Thứ ba, hàng năm số lượng vốn huy động cho ĐTPT toàn xã hội lớn
(năm 2008 khoảng 8.400 tỷ đồng bằng khoản 38% GDP). Tổng thu ngân sách hiện nay khoảng 9.300 tỷ đồng gấp 2,6 lần chi NSNN trên địa bàn. Tuy vậy, tỉnh Vĩnh Phúc có một chủ trương thúc đẩy tăng trưởng khơng chỉ yếu tố vốn bên ngoài nhất là vốn FDI (2 nhà máy lớn Toyota và Honda), yếu tố nội lực
(vốn và nguồn lực tại chỗ) tăng cường năng lực nội sinh để không quá phụ thuộc mà cịn coi trọng yếu tố ngồi vốn. Đó là cơ chế chính sách quản lý; áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) mới và phát huy hạ tầng đồng bộ. Ý chí của các nhà lãnh đạo tỉnh đã được cụ thể hóa bằng nhiều biện pháp triển khai. Theo tính tốn xác định văn bản quy hoạch, hàng năm các yếu tố ngồi vốn nói trên phải thúc đẩy GDP tăng cho được 3,7% giai đoạn 2006-2010 (trong đó cơ chế chính sách đóng góp 1,8%; khoa học cơng nghệ 0,9% và hạ tầng phát huy 1%). Đây là một ý chí, ý tưởng rất đáng để những tỉnh khác học tập trong điều kiện huy động vốn bao giờ cũng có nhiều giới hạn.