đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương qua Kho bạc nhà nước tỉnh Kon Tum
Để triển khai thực hiện pháp luật, chính sách chung của Trung ương có hiệu quả, cần tập trung vào một số nội dung: tích cực tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, chính sách; triển khai thực hiện nghiêm pháp luật, chính sách; xây dựng và ban hành cơ chế đặc thù phù hợp với điều kiện của địa phương... Một số nội dung cụ thể như sau:
Một là, tích cực truyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chính sách
chung liên quan tới NSNN, quản lý NSNN và quản lý chi ĐTPT. Củng cố kiện tồn đội ngũ cán bộ làm cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật chính sách chung liên quan đến quản lý chi ĐTPT. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hình thức, biện pháp chủ yếu như tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật chính sách thơng qua hình thức giới thiệu văn bản theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được truyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật. Phát huy hiệu quả truyên truyền giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đa dạng hóa các loại tài liệu truyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm: sách, tờ gấp, băng, đĩa hình, đĩa tiếng, pano, áp phích. Tổ chức các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội để thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, đối tượng liên quan về hiệu quả thực thi pháp luật nhu cầu thơng tin phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó điều chỉnh nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn.
Hai là, triển khai thực hiện pháp luật, chính sách liên quan. Trước hết,
triển khai thực hiện nghiêm các luật như: Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các luật khác. Cần đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý chi ĐTPT, phù hợp với tình hình, đặc điểm và điều kiện của địa phương, có sự phân cơng trách nhiệm theo dõi và trách nhiệm giải quyết vướng mắc của các CĐT. Xây dựng các chương trình, kế hoạch chi tiết triển khai luật kịp thời, chú trọng cơng tác ban hành văn bản hướng dẫn, cần có những giải pháp phù hợp để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thi hành luật.
Ba là, hình thành cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương. UBND
tỉnh cần xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh về quản lý chi ĐTPT từ NSĐP qua KBNN tỉnh Kon Tum. Bởi vì ĐTXD là một quá trình kéo dài từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng. Để có thể đẩy nhanh tiến độ thi cơng, tiến độ thanh tốn vốn, sớm đưa dự án vào vận hành khai thác, ngồi các cơ chế chính sách chung về quản lý chi ĐTPT, UBND tỉnh cần xem xét ban hành đồng bộ các quy trình theo từng cơng đoạn trong suốt quá trình đầu tư, bởi vì nếu xảy ra ách tắc ở bất kỳ một cơng đoạn nào sẽ có ảnh hưởng dây chuyền đến cả quá trình ĐTXD. Căn cứ trình tự theo Quy chế quản lý ĐTXD của Chính phủ, UBND tỉnh cần nghiên cứu ban hành một số quy trình sau:
- Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự án Quy hoạch; - Quy trình lập, thẩm định và Quyết định đầu tư;
- Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt Thiết kế - dự tốn; - Quy trình lập và thơng báo Kế hoạch VĐT;
- Quy trình triển khai thực hiện kế hoạch của CĐT; - Quy trình Đấu thầu;
- Quy trình Giám sát kỹ thuật; Đánh giá đầu tư; - Quy trình Nghiệm thu và Thanh tốn;
Trong mỗi quy trình cần quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn, điều kiện bắt buộc đối với tất cả những cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình đầu tư của bất kỳ dự án nào; Quy định rõ trình tự, nội dung, thời gian hồn thành bắt buộc đối với từng loại cơng việc trong tất cả giai đoạn đầu tư. Bên cạnh đó cần tạo ra cơ chế để nhân dân và báo chí giám sát, phát hiện các tiêu cực trong ĐTXD... Có như thế, mới phát hiện nhanh ách tắc ở khâu nào, nguyên nhân từ đâu, trách nhiệm thuộc về ai, từ đó mới có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời, giúp cho q trình đầu tư được thơng suốt từ khâu đầu đến khâu cuối theo đúng trình tự đã được quy định. Và có như thế, mới có thể xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập trong thời gian qua, tạo nên môi trường thuận lợi trong đầu tư và sản xuất, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương.