Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách chung về quản lý chi đầu tư phát triển từ

Một phần của tài liệu quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương qua kho bạc nhà nước tỉnh kon tum (Trang 53 - 56)

chính sách chung về quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương qua Kho bạc nhà nước tỉnh Kon Tum

Đặc điểm của cơ chế chính sách trong lĩnh vực ĐTPT thời gian qua là ban hành rất nhiều, thay đổi thường xuyên và có độ trể trong ban hành triển khai của các cấp quản lý. Mặt khác, kỹ thuật ban hành thường bổ sung, sửa đổi nhiều lại nằm ở các văn bản khác nhau nên rất phiền hà trong tra cứu và tổ chức thực hiện. Đây là một vấn đề khó khăn cho những người làm việc trong lĩnh vực này kể cả chuyên trách, còn đối với những người khơng chun trách hoặc kiêm nhiệm thì cịn khó khăn hơn nhiều.

Bảng 2.1: So sánh độ trễ giữa các văn bản pháp luật ở tỉnh so với

các luật, nghị định của Trung ương về quản lý chi ĐTPT Các luật Nghị định (NĐ) Văn bản UBND tỉnh

Tên luật Ngày

hiệu lực Số Ngày Số Ngày

Độ trễ so NĐ Luật NSNN 2002 1/1/2004 16/2005 7/2/2005

Luật XD 2003 1/7/2004 112/2006 29/9/2006 354/UBND 26/02/2007 5 tháng Luật Đấu thầu 1/4/2006 111/2006 29/9/2006

Luật đầu tư 2005 1/7/2006 99/2007 13/6/2007

Nguồn: Tổng hợp các văn bản từ KBNN Kon Tum.

- Trong thời gian hơn 1 năm đã có tới 6 Nghị định và 19 Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực này. Sau đó lại tiếp tục có nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung liên tục cả cấp Nghị định và cấp Bộ. Theo đó, các văn bản ở cấp thấp hơn, buộc cũng phải thay đổi theo. Mặt khác, độ trễ các văn bản từ luật đến nghị định Chính phủ, thông tư của bộ, hướng dẫn của UBND tỉnh để triển

khai một vấn đề là khá xa nhau, thường là 5 tháng đến một năm (Bảng 2.1). Do đặc điểm này nên áp dụng trong triển khai khơng có sự thống nhất và đồng bộ. Nhất là những chế độ mới đang có lợi và tiến bộ hơn so với chế độ cũ, làm cho các đối tượng được hưởng (thường là 2 chủ thể: CĐT và nhà thầu) không khỏi bức xúc.

- Việc chuyển tiếp thực hiện giữa các chế độ đang là một khó khăn do các quy định mới hơn thường đặt ra những yêu cầu nhất định trong chuyển đổi (ví dụ để triển khai Nghị định 99/2007 của chính phủ, các CĐT có dự án đã phê duyệt và triển khai trước khi NĐ 99/2007 có hiệu lực phải báo cáo xin ý kiến cấp quyết định đầu tư, trong khi áp dụng theo Nghị định 99 có lợi hơn). Do vậy, trong một số trường hợp tạo ra sự bất cơng vì cùng một đối tượng, công việc tương đương lại thực hiện 2 chế độ khác nhau.

- Cơ chế chính sách chế độ tác động trực tiếp đến quy trình quản lý chi ĐTPT từ phân bổ, kiểm soát chi đầu tư và quyết tốn, tất tốn các dự án cơng trình. Các chế độ rõ ràng, đơn giản, thuận tiện, minh bạch phù hợp với thực tế và bộ máy quản lý chi ĐTPT thúc đẩy nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý chi, và ngược lại sẽ chồng chéo, ách tắc gây tiêu cực kém hiệu lực và cản trở sự phát triển. Tác động của cơ chế chính sách thời gian qua với quá trình quản lý vốn trên một số giác độ chủ yếu, cụ thể như sau:

Một là, đối với quá trình phân bổ chi ĐTPT từ NSĐP.

Giai đoạn 2006 trở về trước, việc phân bổ chi ĐTPT đã hình thành chủ yếu dựa vào Luật NSNN 2002 và Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy vậy, các văn bản này chưa được cụ thể hoá theo một thang điểm tổng hợp để làm căn cứ phân bổ vốn cho các bộ, ngành trung ương và các địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc). Từ năm 2007, việc phân bổ vốn thực hiện theo Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ - quy định rất rõ ràng, công khai minh bạch và công bằng trong phân bổ vốn ĐTPT thơng qua các ngun tắc, tiêu chí và định mức cụ thể. Theo thang

điểm này, mọi đầu tư của Nhà nước đều được tính tốn thể hiện rõ. Việc triển khai đến cấp tỉnh trong giai đoạn này là hợp lý, xoá bỏ được tâm lý ỷ lại, cơ chế xin - cho và tăng cường tính chủ động sáng tạo. Tuy nhiên, việc triển khai xuống cấp huyện đang phải được nghiên cứu tiếp. Vì nếu phân cấp cho huyện tồn bộ số vốn NSĐP thì các cơng trình trọng điểm của tỉnh sẽ cịn lại rất ít và rất khó triển khai.

Hai là, triển khai thực hiện Luật Đấu thầu.

Luật Đấu thầu 2005 có hiệu lực từ ngày 01/4/2006, tuy nhiên phải gần 6 tháng sau, khi có Nghị định 111/2006 và các thơng tư hướng dẫn thì việc áp dụng mới thực sự đi vào cuộc sống. Áp dụng các chế độ của Luật Đấu thầu đối với việc quản lý chi ĐTPT từ NSNN rất có ý nghĩa. Đó là tạo nên một sân chơi bình đẳng, cơng bằng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực ĐTXD, việc Kiểm soát thanh toán VĐT thực hiện đơn giản, KBNN khơng kiểm tra chi tiết gói thầu trong thanh tốn và tạm ứng. Hạn chế các tiêu cực của chỉ định thầu; tạo điều kiện cho các nhà thầu có năng lực hoạt động cạnh tranh phát triển. Năm 2006 số gói thầu được đấu thầu là 141 gói với giá trị trúng thầu là 356,2 tỷ đồng, tiết kiệm so với giá gói thầu được duyệt là 2,8 tỷ đồng tương đương 0,78%. Năm 2007 số gói thầu được đấu thầu là 176 gói với giá trị trúng thầu là 716,8 tỷ đồng, tiết kiệm so với giá gói thầu được duyệt gần 10 tỷ đồng tương đương 1,4 %. Năm 2008 số gói thầu được đấu thầu là 109 gói với giá trị trúng thầu gần 430 tỷ đồng, tiết kiệm so với giá gói thầu được duyệt gần 1,5 tỷ đồng tương đương 0,34 %. Tuy vậy, trong cơng tác đấu thầu ở Kon Tum cịn một số hạn chế là ít có nhà thầu mạnh, xuất hiện các liên doanh, mơ hình liên doanh là phép cộng số học chưa thực sự có sức mạnh thống nhất mặc dù nó hợp pháp; vẫn cịn tình trạng thơng thầu, “nhường nhịn nhau” đá chân gỗ; có hiện tượng lộ thơng tin nên mức tiết kiệm được cho NSNN rất nhỏ có những gói bằng khơng; thủ tục vẫn rườm rà mất khoảng 3 tháng cho một lượt đấu.

thực hiện Luật. Nhìn chung cơng tác chỉ định thầu nếu làm nghiêm túc vẫn tận dụng được những lợi thế nhất định (nhanh gọn, tiết kiệm cho NSNN, phù hợp với tư vấn, những cơng trình nhỏ lẻ, đặc biệt người mua ít, người bán cũng ít).

+ Cơ chế kiểm soát chi ĐTPT từ NSNN của KBNN và thẩm tra quyết tốn của cơ quan tài chính nới lỏng dần. Chuyển chế độ rõ nét từ Thông tư 44 và 45/2003 của Bộ Tài chính đến Thơng tư 27 và 33/2007, đặc biệt là Thơng tư 130/2007 của Bộ Tài chính, đương nhiên chịu sự chi phối của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Dân sự và các Luật mới, các nghị định của Chính phủ ra đời sau này. Xu hướng chung là phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng cường chủ động, quyền và trách nhiệm cho CĐT.

Theo chế độ mới khi chi ĐTPT từ NSNN, CĐT là người chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự tốn các loại cơng việc, chất lượng cơng trình, KBNN chịu trách nhiệm thanh tốn trong phạm vi kế hoạch vốn được giao. Như vậy, đây là một bước giảm phiền hà và cải cách rất lớn trong bộ máy kiểm soát của Nhà nước: từ chỗ kiểm sốt đến từng chứng từ đến chỗ khơng kiểm sốt và khơng phải chịu trách nhiệm về nội dung và số lượng trong tổng số kế hoạch và tổng mức được duyệt. Đương nhiên CĐT phải là những người thực sự bảo đảm tính chuẩn xác, am hiểu chế độ.

Một phần của tài liệu quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách địa phương qua kho bạc nhà nước tỉnh kon tum (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w