triển từ ngân sách địa phương qua KBNN tỉnh Kon Tum và những nguyên nhân chủ yếu
2.3.2.1. Một số hạn chế trong quản lý chi đầu tư phát triển từ ngânsách địa phương sách địa phương
Công tác kế hoạch hố chi ĐTPT từ NSĐP thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển KT- XH theo đúng quy hoạch, định hướng của địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế sau:
- Chưa xây dựng được bộ máy chuyên trách trong quản lý chi ĐTPT từ NSĐP, có nhiều cơ quan quản lý thực hiện một phần chức năng nhiệm vụ của mình, tổ chức ra phịng chun mơn hoặc một bộ phận chuyên trách. Công tác cán bộ thay đổi luân phiên trở ngại lớn trong thực thi nhiệm vụ. Còn xảy ra hiện tượng quản lý chồng chéo, hoặc ách tắc một khâu nào đó ảnh hưởng đến tiến độ chung của thực hiện dự án đầu tư.
- Kế hoạch chi ĐTPT hàng năm thường được UBND tỉnh thông báo rất sớm ngay từ đầu năm, nhưng chưa chi tiết cho từng dự án theo quy định, việc bổ sung, điều chỉnh lại diễn ra thường xuyên trong suốt năm kế hoạch, đây là một trong những khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như CĐT và đơn vị thi cơng trong việc triển khai hồn thành kế hoạch được giao.
- Bố trí kế hoạch chi ĐTPT cho một số dự án không đủ điều kiện, thủ tục theo quy định; bố trí VĐT dàn trải, kéo dài: dự án nhóm B quá 5 năm, dự án nhóm C quá 3 năm, một số dự án thi công dở dang nhưng khơng bố trí kế hoạch.
- Do thói quen và tâm lý trong quản lý đã thích nghi với quản lý các dự án nhỏ và vừa, các chương trình mục tiêu vừa phải nên hiện nay khi phát sinh các dự án lớn lại gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện. Đó là việc trình tự, cách thức lập, duyệt dự án; lựa chọn công nghệ và chỉ tiêu
tính tốn hiệu quả; GPMB; cách tiếp cận và thực hiện thẩm tra, hội thảo, tiếp thị thông qua các văn kiện ở các bộ ngành và chính phủ, các tổ chức quốc tế… Các vấn đề trên cần được tháo gỡ kịp thời để mở đường cho việc triển khai một loạt dự án lớn đã được chuẩn bị đầu tư, trong đó dự án chi ĐTPT từ NSNN có vai trị làm hạ tầng ban đầu, xúc tác và thu hút, kích thích các nguồn vốn khác đầu tư vào dự án.
Bảng 2.5: Tình hình ghi lại kế hoạch vốn năm trước do không thực hiện
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008
Chuyển kế hoạch vốn năm trước 63,6 71,4 119,8 128,7
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các văn bản của UBND tỉnh Kon Tum.
- Do tích tụ nhiều năm tỷ lệ chi ĐTPT từ NSĐP thấp và phân tán trong phân bổ kế hoạch chi (năm 2005 là 69,47%, năm 2007 là 69,11%, năm 2009 là 81,02%) nên việc thực hiện chi ĐTPT theo kế hoạch hàng năm chưa có động lực mới, chưa có chế tài cụ thể, việc khơng thực hiện kế hoạch năm nay thì chuyển sang năm sau thực hiện trở thành tiền lệ xấu, thành thói quen trì trệ nhất là ở những dự án do quản lý yếu kém. Chậm thực hiện chi, chậm hoàn thành, để vốn tồn đọng trong khi các dự án khác đang cần là một hạn chế cần được khăc phục. Hơn nữa, tới đây cần quan tâm đến sự mất giá của đồng tiền trong điều kiện lạm phát gia tăng. Cần khẳng định rằng đồng tiền hôm nay khác đồng tiền ngày mai để xác định vấn đề nâng cao tỷ lệ chi ĐTPT và hạn chế việc chuyển sang kế hoạch năm sau như lâu nay tỉnh vẫn làm (xem bảng 2.5- tình hình ghi lại kế hoạch vốn năm trước). Cần đề cao nhiệm vụ phân tích ngun nhân cụ thể để đẩy nhanh vịng quay của vốn NSNN, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn để phát triển KT-XH.
- Việc lựa chọn, quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án chi ĐTPT từ NSNN do tính bức thiết trước mắt và giới hạn bởi đầu tư vào cơng trình hạ
tầng KT-XH nên chưa được quan tâm luận chứng tính tốn về chi phí cơ hội, suất đầu tư, thu hút lao động, hệ số gia tăng tư bản đầu ra… chưa được tổng kết đánh giá đầy đủ sau đầu tư theo các chỉ tiêu hiệu quả. Phản biện chủ yếu qua báo chí và thanh tra kiểm tra mang tính cụ thể và cá biệt. Tính hệ thống và tác động vào mục tiêu, phương pháp quản lý không tồn diện và khơng cao. Chưa sử dụng các chỉ tiêu khoa học trong quản lý nên các thông tin tham mưu hạn chế. Chẳng hạn thiếu các tổng kết đầu tư theo huyện, theo ngành. Quá trình thực hiện dự án khơng đúng tiến độ đề ra, thực hiện chi đầu tư chậm và dồn vào tháng cuối năm từ 30-35% kế hoạch vốn.
- Kỷ luật trong chấp hành các chế độ quản lý chi NSNN chưa nghiêm. Tổng mức đầu tư phải điều chỉnh tăng lên với khá nhiều lý do: Tư vấn kém, làm vội, khảo sát thiếu…. Kỷ luật về thu hồi tạm ứng, chấp hành hợp đồng A- B, về thời hạn quyết toán hầu như đều bị vi phạm nhưng không xử lý được, mặc dù thế đến nay chưa có trường hợp chủ thể nào vi phạm bị xử lý kỷ luật. Trong khi chế tài xử lý cũng còn vấn đề như phạt trong hoạt động xây dựng theo Nghị định 126/2004 của Chính phủ quy định: Phạt CĐT 10-15 triệu đồng nếu chậm quyết toán; phạt nhà thầu 100 ngàn đến 200 ngàn nếu thi công không có thiết kế hoặc sai thiết kế (trường hợp với CĐT là không khả thi, trường hợp với nhà thầu phạt 200 ngàn đồng thì khơng đủ sức răn đe).
- Cơ chế quản lý chi ĐTPT thay đổi thường xuyên, ban hành quá nhiều, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Việc quản lý chi ĐTPT đối mới theo xu hướng nới lỏng quản lý đầu vào nhưng lại chưa tìm được tiêu chí, phương pháp quản lý có hiệu quả đầu ra (giống như có chế khốn tồn phần).
Trong kiểm sốt chi ĐTPT có một số vấn cần xem xét lại, cụ thể:
+ Chế độ quản lý quy định “CĐT tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự tốn các loại cơng việc, chất lượng cơng trình, KBNN khơng chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng”.
không giới hạn trên (tối đa 100%) và khơng cần theo tiến độ thực hiện; ngồi ra cịn được ứng vât tư, cấu kiện bán thành phẩm...
+ CĐT và nhà thầu xây dựng định mức đơn giá hoặc quyết định lựa chọn áp dụng định mức đơn giá Nhà nước cho dự án của mình.
+ Nhà nước ban hành đơn giá xây dựng nhưng chỉ để CĐT tham khảo… Đây là những vấn đề mới của chế độ, trong nghiên cứu và thực tế đặt ra nhiều việc cần phải bàn thêm, lưu ý điều kiện thực tế để thực hiện cơ chế đó chưa đủ, nhất là khâu kiểm soát giá thị trường đang là khâu rất yếu. Việc phản biện lại cần có quan điểm hài hồ lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng. Mặt khác khơng thể thiếu sự kiểm sốt của Nhà nước, bng lỏng quản lý NSNN làm thất thốt lãng phí trong ĐTXD.
Hạn chế trong cơ chế, chính sách quản lý chi ĐTPT: cơ chế kiểm soát chi của KBNN được thực hiện theo 2 chế độ tương ứng với hai loại chi NSNN cơ bản là chi thường xuyên và chi đầu tư. Trong khi kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện rất chặt chẽ theo Thơng tư 79/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính, thậm chí theo từng chứng từ, thì kiểm sốt chi đầu tư sau 3 lần đổi mới đến nay mọi việc phó thác cho CĐT, cịn cơ quan tài chính lại khơng chịu trách nhiệm gì.
- Số dư tạm ứng chi ĐTPT từ NSĐP qua các năm còn lớn, đến thời điểm cuối năm 2009 là 411.920 triệu đồng. Mặc dù KBNN Kon Tum đã đôn đốc, hướng dẫn các CĐT thực hiện thanh toán tạm ứng, nhưng cơng tác hồn ứng chi ĐTPT vẫn chưa có những chuyển biến tích cực, tạo khơng ít khó khăn trong cơng tác quyết tốn chi NSĐP hàng năm. Thực trạng đó cho thấy, KBNN Kon Tum chưa đề xuất với cấp thẩm quyền các biện pháp chế tài đối với CĐT trong hoàn ứng chi ĐTPT.
- Hoạt động kiểm tra hiện trường của KBNN các cấp chưa được tổ chức thường xuyên và kịp thời. Đây là hoạt động cần thiết trong quy trình kiểm sốt chi nhằm hỗ trợ cho cơng tác kiểm sốt chi ĐTPT từ NSNN, hướng dẫn đôn đốc CĐT đẩy mạnh tiến độ thực hiện, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc mà KBNN chưa nắm bắt trong cơng tác quản lý tại văn phịng.
- Thời gian xử lý chứng từ chi ĐTPT ở thời điểm cuối năm chưa đảm bảo theo quy định. Khối lượng hoàn thành trong đầu tư thường được nghiệm thu vào tháng 12, do vậy hồ sơ thanh toán vốn gửi về KBNN Kon Tum hầu hết tập trung vào thời điểm cuối niên độ kế hoạch. Kết quả xử lý chứng từ thanh tốn, vì thế mà chậm hơn so quy định và là điều không thể tránh khỏi. Đây là tồn tại khách quan.
Chất lượng kiểm sốt chi ĐTPT nói chung ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn xảy ra một số tồn tại nhỏ như hồ sơ pháp lý của một số dự án chưa lơ gích về mặt thời gian, chi tạm ứng vượt mức quy định trong hợp đồng kinh tế.
- Công tác tin học hóa trong quản lý chi ĐTPT đã được ngành KBNN chú trọng và liên tục được phát triển cả về thiết bị và chất lượng phần mềm. Tuy nhiên, tin học hóa trong kiểm sốt chi ĐTPT ở ngành KBNN chỉ mới dừng lại ở bộ phận phịng kiểm sốt chi ứng dụng quản lý kế hoạch, TMĐT, TDT, tạm ứng, thanh toán vốn, kết xuất báo cáo..., mà chưa hướng đến mục tiêu quản lý kép kín từ sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính, KBNN đến CĐT nhằm tăng cường chất lượng kiểm soát chi ĐTPT từ NSĐP theo hướng hiện đại.
Nhìn chung, cơng tác quản lý chi ĐTPT từ NSĐP tỉnh Kon Tum trong giai đoạn 2005-2009 đã có những chuyển biến tích cực, tạo nên những khởi sắc và triển vọng mới cho bức tranh KT-XH Kon Tum, góp phần thực hiện xã hội hố đầu tư, tạo tiền đề thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội tham gia đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, CSHT KT-XH phát triển, diện mạo đô thị, nông thôn thay đổi một cách rõ nét, đời sống nhân dân được cải thiện, hộ nghèo đói giảm đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế trong trong triển khai thực hiện cơ chế, chính sách; trong tổ chức bộ máy; trong thực hiện các khâu của q trình quản lý chi; trong kiểm tra, kiểm sốt sử dụng các khoản chi ĐTPT từ NSĐP. Thực trạng đó cần có những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế, để có vận dụng nhằm hồn chỉnh quản lý chi ĐTPT từ NSĐP, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH.