sách địa phương qua Kho bạc nhà nước tỉnh Kon Tum
Đăng ký và chuyển nguồn vốn để thực hiện chi ĐTPT, CĐT sau khi nhận được quyết định phân bổ kế hoạch vốn năm có trách nhiệm phân khai kế hoạch VĐT của dự án mình quản lý theo tính chất kinh tế kỹ thuật vốn bao gồm xây lắp, thiết bị và chi khác gửi cơ quan KBNN. Công việc này từ năm 2004 trở về trước trong quản lý ở địa phương được giao cho sở Kế hoạch thông báo cơ cấu VĐT sau khi CĐT làm việc (trình các hồ sơ và công văn liên quan), nếu thay đổi cơ cấu vốn phải làm thêm một số thủ tục cần thiết khác với sở Kế hoạch. Từ năm 2005 về sau này, CCHC đã bỏ bước này mà giao cho CĐT phân khai và đăng ký vốn với KBNN, đồng thời quá trình thực hiện trong năm được phép điều chỉnh các đăng ký ban đầu trong phạm vi dự án và thông báo kế hoạch vốn để phù hợp với tình hình thực tế.
Tuy nhiên, tính chính xác của đăng ký kế hoạch chi ĐTPT cịn hạn chế
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2005 2007 2009
Số dự án, cơng trình khơng giải ngân được Dự án 59 72 157 Kế hoạch vốn các dự án không giải ngân được Tỷ đồng 26,1 121,7 113,4 Kế hoạch VĐT hàng năm Tỷ đồng 525,5 863,9 1.712,2 Tỷ lệ không giải ngân được % 5,0 14,0 6,6
(nhất là những tháng, quý đầu năm chỉ thực hiện được 50-60% so với kế hoạch đăng ký) do công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện của CĐT chưa chi tiết và chưa sát thực tế và tính khả thi thấp. Kế hoạch này thường bao gồm cả vấn đề thanh tốn cho khối lượng hồn thành và vốn cấp tạm ứng. Thế nhưng trong hướng dẫn chung của Bộ Tài chính thiếu mất cả phần tạm ứng theo chế độ. Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của CĐT chưa cao (chưa có chế tài) để góp phần vào thực hiện kế hoạch đầu tư trong đó có việc điều hành nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
- KBNN sau khi nhận được đăng ký kế hoạch chi theo quý từ CĐT, tổng hợp đăng ký chi ĐTPT từ NSĐP với sở Tài chính vào cuối quý trước. Tuy vậy do thực tế phát sinh (bổ sung kế hoạch thường xuyên của các dự án trong năm), KBNN cịn có đăng ký các đợt bổ sung theo nhu cầu phát sinh.
- Việc thông báo chuyển mức hoặc chuyển vốn từ sở Tài chính về KBNN sau khi nhận được báo cáo đăng ký nhu cầu chi ĐTPT từ các đơn vị Kho bạc và căn cứ vào dự toán ngân sách năm, phương án điều hành ngân sách quý được thực hiện theo cách khác nhau theo hai giai đoạn: từ 2004 - 2007 và từ 2007 đến nay.
Giai đoạn 2004 - 2007, các hình thức thông báo chuyển vốn như sau: + Cơ quan Tài chính thơng báo mức chi ĐTPT quý sau cho KBNN cơ sở, bằng tổng số không ghi chi tiết từng dự án, trừ những dự án trọng điểm khẩn cấp mà cấp quyết định đầu tư yêu cầu (mức VĐT là số cao nhất mà KBNN được phép thanh toán cho CĐT). KBNN khơng hạch tốn ngoại bảng mà chỉ theo dõi qua chương trình hỗ trợ kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư /LAN.
+ Chỉ cấp lệnh chi tiền với các nguồn vốn đã thực vay. Với các dự án sử dụng nguồn vốn vay việc hạch toán kế toán, theo dõi, báo cáo chặt chẽ qua chương trình kế tốn bảo đảm tính chính xác và cập nhật.
+ Một số nguồn vốn của CĐT uỷ quyền KBNN kiểm soát vốn sự nghiệp cấp bằng dự toán vẫn thực hiện như trước đây và có sự phát triển hơn.
4309/BTC của Bộ Tài chính với sự cải tiến đáng kể, cụ thể như sau: + Thực hiện thanh toán vốn ĐTPT theo kế hoạch và theo dự tốn.
+ Bỏ thơng báo mức VĐT từ cơ quan tài chính sang KBNN. Các dự án sử dụng vốn vay vẫn phải thực hiện chuyển nguồn bằng lệnh chi, nhập hai tài khoản nguồn vốn TPCP trung ương quản lý và địa phương quản lý vào một và được sử dụng chung cho hiệu quả vốn đã vay.
Việc bỏ thông báo hạn mức theo quyết định của Bộ Tài chính là một cải tiến nhằm đẩy nhanh tiến độ chi ĐTPT từ NSĐP.
Vai trò của CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho cải cách trong việc đăng ký chuyển nguồn trong hệ thống KBNN và cơ quan Tài chính (bỏ bớt thủ tục chuyển nguồn, sử dụng nguồn chung toàn quốc và các tỉnh có thể rút nguồn theo dự tốn). Tuy vậy khâu yếu nhất là kỹ thuật thông tin và báo cáo từ CĐT đến cơ quan quản lý trong đó có cơ quan Tài chính và KBNN.
Nhìn chung, dù cấp bằng hạn mức hay bằng lệnh chi trong 5 năm qua, ở KBNN Kon Tum khơng xảy ra tình trạng thiếu nguồn. Do vậy, quyết định xố bỏ cấp hạn mức của Bộ Tài chính nhiều khả thi vì nguồn vốn và điều hành đã tốt hơn, chủ động hơn.