Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 38 - 51)

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân

2.1.2.1. Mạng lưới hoạt động:

Hiện tại Chi nhánh gồm có: Trụ sở chính đặt tại 04 Phan Bội Châu Thành phố Tam Kỳ, 05 Phòng giao dịch (01 tại Khu kinh tế mở Chu Lai, 01 tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, 01 tại 562 Phan Châu Trinh Thành phố Tam kỳ, 01 tại Huyện Điện Bàn và 01 tại Thành phố Hội An).

Mơ hình tổ chức tại hội sở của chi nhánh theo TA2- Đề án chuyển đổi mơ hình tổ chức của BIDV gồm: Ban giám đốc, Phịng Kế hoạch tổng hợp- Điện tốn, Phịng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng giao dịch khách hàng, Phòng Kế tốn – Tài chính, Phịng Tổ chức –Hành chính, Phịng Quản lý và dịch vụ Ngân quỹ, các Phòng giao dịch trực thuộc. Biên chế từ khi mới thành lập chỉ có 17 cán bộ, đến nay đã có 89 cán bộ, trong đó trình độ trên đại học có 2 người chiếm 2,24%, trình độ đại học có 75 cán bộ chiếm tỉ lệ 84,27%, trình độ trung cấp có 7 cán bộ chiếm tỉ lệ 7,86 % và khác có 5 cán bộ chiếm tỉ lệ 5,63%.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Sau năm mươi ba năm hoạt động, BIDV đã trở thành một Ngân hàng thương mại hiện đại, hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng cơng nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ rộng toàn quốc.

Huy động vốn (HĐV) là một trong những hoạt động quan trọng tạo nên nguồn vốn của Ngân hàng. Huy động vốn vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài, bởi nó quyết định qui mơ tài sản Có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

Trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, chú trọng việc mở rộng

qui mơ như thành lập thêm các phịng giao dịch Điện Bàn, Hội An nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi, khuyến khích cá nhân, tổ chức kinh tế mở tài khoản, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ nhưng vẫn đảm bảo khung lãi suất của NHNN.

Các dịch vụ huy động vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam cung cấp cho khách hàng như:

- Nhận tiền gửi của khách hàng như tiền gửi khơng kỳ hạn hay cịn gọi là tiền gửi thanh toán, là sản phẩm dịch vụ linh hoạt, rất tiện lợi cho tổ chức và các cá nhân trong Xã hội.

- Nhận tiền gửi của khách hàng như tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn (tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt...)

- Phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.

Trong thời gian qua, lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn nhiều so với các Ngân hàng thương mại quốc doanh. Lãi suất các NHTM quốc doanh ít có sự biến động nhưng lại sử dụng chính sách khuyến mãi và đa dạng hóa các loại hình huy động để thu hút khách hàng. Năm 2009, thực hiện chỉ đạo điều hành chung của BIDV, Chi nhánh luôn chú trọng công tác huy động vốn, coi nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong cả năm 2009. Có được kết quả như vậy là nhờ triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động do BIDV qui định, đồng thời liên tục điều chỉnh lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường, thực hiện tốt công tác marketing, thường xuyên chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009

Tổng nguồn vốn huy động 164 340 430 397 497

Cơ cấu theo đối tượng KH 164 340 430 397 497

- HĐV KH định chế tài chính 0 82 107 124 92 Tỷ trọng (%) 0 24,12 24,88 31,23 18,51 - HĐV KH doanh nghiệp 93 172 217 122 183 Tỷ trọng (%) 56,71 50,59 50,47 30,73 36,82 - HĐV KH cá nhân 71 86 106 151 222 Tỷ trọng (%) 43,29 25,29 24,65 38,04 44,67

Cơ cấu theo kỳ hạn 164 340 430 397 497

- Ngắn hạn 123 279 367 381 464

Tỷ trọng (%) 75,00 82,06 85,34 95,97 93,36

- Trung, dài hạn 41 61 63 16 33

Tỷ trọng (%) 25,00 17,94 14,66 4.03 6,64

Cơ cấu theo loại tiền 164 340 430 397 497

- VND 149 333 377 387 483

Tỷ trọng (%) 90,85 97,94 87,67 97,48 97,18

- Ngoại tệ 15 7 53 10 14

Tỷ trọng (%) 9,15 2,06 12,33 2,52 2,82

Tăng trưởng nguồn vốn (%) 57,31 33,33 -13,08 40,46

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm )

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 là 164 tỷ đồng, đến 31/12/2009 tăng lên 497 tỷ đồng, tăng 303,04%, điều đó cho thấy qui mơ tổng nguồn vốn của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong điều kiện một Tỉnh nghèo, thu nhập của dân cư cịn thấp thì kết quả tăng trưởng như trên là một kết quả khá. Mức tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động là 27%, riêng năm 2008, tổng nguồn vốn huy động giảm sút nhiều trong đó huy động vốn bằng ngoại tệ sụt giảm lớn, năm 2007 là 53 tỷ đồng, chiếm 12,33%, đến năm 2008 chỉ còn 10 tỷ, chiếm

2,52%. Nguồn vốn tự huy động chỉ đáp ứng được khoảng 50% tín dụng thương mại, để đáp ứng đủ nguồn vốn cho vay Chi nhánh phải đi vay của Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Về cơ cấu nguồn vốn, trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu là VND, chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 94%/ tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ rất thấp, nguyên nhân là do tại những địa phương có nguồn ngoại tệ lớn Chi nhánh khơng có Phịng giao dịch tại đó. Trong khi đó, cơ cấu huy động có bước phát triển tiến bộ theo hướng tăng cơ cấu huy động trong dân cư, nguồn tiền gởi từ dân cư có sự ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm, đây là nguồn vốn tiềm năng phát triển được trong tương lai và có tính ổn định cao. Tại các phòng giao dịch đã thực hiện tốt chức năng của ngân hàng bán lẻ, huy động vốn trong dân cư đều có tăng trưởng. Trong tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh thì nguồn vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu, tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2005 là 75%, đến năm 2009 là 93,36%, nguồn vốn huy động trung và dài hạn còn thấp và chưa ổn định, do tâm lý của người gởi trước sự biến động thường xuyên của lãi suất, hơn nữa tiền gửi của khách hàng chỉ là tiền nhàn rỗi tạm thời nên thời gian gửi ngắn, điều này cho thấy mức độ cạnh tranh gay gắt về chính sách lãi suất huy động của các Ngân hàng trên địa bàn đã thực sự tác động mạnh mẽ đến tâm lý khách hàng.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng KH của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm )

Qua biểu đồ 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động tại Chi nhánh khơng ổn định, cịn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi khơng kỳ hạn của các doanh nghiệp, các định chế tài chính. Năm 2006, với sự nổ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV, Chi nhánh đã huy động được nguồn tiền gởi rất lớn từ Kho bạc nhà nước, duy trì đều đặn qua các năm với số dư bình quân là 70 tỷ đồng. Nguồn tiền gửi của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động nhưng có xu hướng giảm tỷ trọng. Điều đó có thể chứng minh rằng, đối tượng phục vụ, giao dịch chính của Chi nhánh không chỉ là tầng lớp dân cư nhỏ lẻ mà chủ yếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tiền gửi thanh toán mà các đơn vị sử dụng thường xuyên, tuy lãi suất phải trả cho đối tượng tiền gởi này thấp, nhưng số dư tiền gửi của đối tượng này ln có xu hướng giảm, do vậy hiệu quả kinh doanh từ nguồn huy động này là khơng đáng kể.

2.2.2.3.Hoạt động tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Nam nói riêng. Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng cho vay thì phương thức cho vay cũng ngày càng đa dạng như cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm...Hoạt động tín dụng qua các năm có sự điều chỉnh cơ bản từ nhận thức đến hoạt động. BIDV đã chuyển mạnh sang cơ chế thị trường với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả và độ an tồn, gắn chặt giữa tăng trưởng và kiểm sốt rủi ro tín dụng.

Số liệu trên biểu đồ 2.2 cho thấy qui mơ hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn cho sự phát triển của Tỉnh. Dư nợ tín dụng 31/12/2005 là 523 tỷ đồng nhưng đến 31/12/2009 lên đến 1.351 tỷ đồng. Đó là nhờ Chi nhánh thực hiện theo định hướng của BIDV là an toàn- chất lượng- hiệu quả- tăng trưởng- bền vững. Chi nhánh tăng cường kiểm soát tăng trưởng, kiểm sốt rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo phương châm an toàn, hiệu quả và cẩn trọng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu danh mục đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh và cho vay có tài sản đảm bảo.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm )

Đối tượng khách hàng trong lĩnh vực tín dụng được đa dạng nhưng do Chi nhánh phải thực hiện giải ngân các hợp đồng Trung ương ủy nhiệm đã cam kết với khách hàng như Thủy điện Đakmi4, Dự án sơng tranh II, Rivershort Hồng Đạt. Các chỉ tiêu cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh như tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/ Tổng dư nợ đạt kết quả như sau:

- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ đến 31/12/2005 là 37,47%, đạt kế hoạch BIDV giao là 37,5%.

- Đến 31/12/2006 tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ là 35,98%, đạt dưới mức kế hoạch BIDV giao là 40%.

- Năm 2007, tỷ trọng dư nợ Trung dài hạn/ tổng dư nợ là 28,77%, đạt dưới mức kế hoạch BIDV giao là 41%.

- Năm 2008, tỷ trọng dư nợ Trung dài hạn/ tổng dư nợ là 52,50%, hoàn thành 100% kế hoạch BIDV giao.

- Năm 2009 tỷ trọng dư nợ Trung dài hạn/ tổng dư nợ chiếm 55,73%/ tổng dư nợ tăng 3,21% so với năm 2008, vượt 1,23% kế hoạch BIDV giao.

Tỷ trọng dư nợ ngồi quốc doanh/ Tổng dư nợ tồn ngành bình quân 5 năm là 75%. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy Chi nhánh đã nổ lực nâng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác và đầu tư vốn đối với các thành phần kinh tế là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư qua các năm, đến năm 2009 đạt 78,16%.

Thực hiện theo qui định của Tổng Giám đốc về mức phán quyết cho vay, bảo lãnh, và đảm bảo tiền vay, Chi nhánh tiếp tục bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay của các doanh nghiệp, nhằm tiến tới thực hiện cho vay có đảm bảo bằng mức tồn ngành là 75%/tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ tổng dư nợ đến 31/12/2009, vượt 0,12% kế hoạch BIDV giao.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009

Dư nợ tín dụng cuối kỳ (31/12) 523 578 629 899 1.351

Dư nợ ngoài quốc doanh 250 326 407 679 1.056

Tỷ trọng ngoài quốc doanh/Tổng

dư nợ 47,80 56,40 64,70 75,53 78,16

Dư nợ trung dài hạn 196 208 181 472 753

Tỷ trọng Trung dài hạn/ Tổng dư

nợ 37,47 35,98 28,77 52,50 55,73

Dư nợ có tài sản đảm bảo 184 358 472 677 1.042

Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm

bảo/ Tổng dư nợ 35,18 62,11 75,03 75,30 77,12

Tỷ lệ nợ xấu (%) 14,94 3,09 7,60 3,99 5,19

Tăng trưởng hoạt động tín dụng

(%) 10,51 8,82 42,92 50,27

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm)

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã chủ động tìm kiếm tiếp thị khách hàng mới, các dự án có hiệu quả để đầu tư cho vay, đồng thời theo dõi, đôn đốc

khách hàng trả nợ vay kịp thời, đúng hạn, kiểm tra tình tình sử dụng vốn vay chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2005 là 14,94%, đến năm 2006 giảm xuống còn 3,09% do Chi nhánh đã xử lý hạch tốn ngoại bảng 43 tỷ đồng trong đó:

- Nợ thương mại được xử lý: 17 tỷ đồng

- Nợ Kế hoạch nhà nước được xử lý: 3 tỷ đồng - Nợ chỉ định được xử lý: 23 tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam năm 2006)

Nợ xấu đến 31/12/2009 là 70 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,19%, có giảm những vẫn cịn cao, tồn ngành là 3%. Ngun nhân là do Chi nhánh chuyển nợ từ nợ nhóm II sang nợ xấu của Cơng ty Liên Doanh Khải Thiện (36 tỷ đồng), Cơng ty Cấp thốt nước Quảng Nam (31 tỷ đồng), Cty trách nhiệm hữu hạn Hiền Nhạc (740 triệu đồng), Doanh nghiệp tư nhân Anh Phát (660 triệu đồng), Cty trách nhiệm hữu hạn Phú Yên Sơn (205 triệu đồng). Nợ xấu phân theo nhóm, cụ thể:

- Nợ nhóm 3: 67,798 triệu đồng, chiếm 96,75% tổng nợ xấu - Nợ nhóm 4: 485 triệu đồng, chiếm 0,69% tổng nợ xấu - Nợ nhóm 5: 1,792 triệu đồng, chiếm 2,56% tổng nợ xấu

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam năm 2009)

2.2.2.4. Hoạt động dịch vụ

Giai đoạn 2005-2007, nền kinh tế trong nước có tốc độ phát triển rất khả quan với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 8,4%/năm. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và sự kiện nước ta đăng cai Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006 đã có tác động to lớn và tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Năm 2007, sau một năm gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm,

GDP tăng trưởng đạt 8,5%. Giai đoạn 2008-2010 là giai đoạn BIDV thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang mơ hình tập đồn, hướng tới trở thành một tập đồn tài chính Ngân hàng với sản phẩm dịch vụ đa liên kết, đa lĩnh vực dịch vụ, có chiến lược hàng đầu, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Với mục tiêu tăng cường hơn nữa trong hoạt động dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu thu dịch vụ truyền thống sang các sản phẩm dịch vụ mới với đối tượng phục vụ trong dân cư và khách du lịch, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, đa dạng về danh mục sản phẩm và hiệu quả kinh doanh dịch vụ thơng qua các Phịng dịch vụ khách hàng, phịng giao dịch.

Về hoạt động thanh tốn quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp. Năm 2007, Chi nhánh đã tiếp thị được Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và lắp ráp ôtô Chu lai- Trường Hải nên doanh số thanh toán tăng khá cao trong năm 2007 (44 triệu USD).

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w