Phát triển qui mô

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 51 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CH

2.2.1. Phát triển qui mô

2.2.1.1. Về mạng lưới

Việc mở rộng mạng lưới làm cho Ngân hàng có tính xã hội hóa cao, có thể thích nghi với mọi đối tác có quan hệ, bao gồm cả khách hàng lớn lẫn khách hàng nhỏ và nhiều khách hàng chưa quen giao tiếp với Ngân hàng để mở rộng thị phần kinh doanh.

Từ khi tách Tỉnh, chỉ có một trụ sở chính đặt tại 562 Phan Châu Trinh Tam kỳ và thành lập 2 Chi nhánh trực thuộc từ khi Hiện đại hóa Ngân hàng năm 2005 là Chi nhánh Chu Lai và Chi nhánh Điện Nam Điện Ngọc. Trên cơ sở trụ sở làm việc của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Điện Bàn cũ, tiến hành sửa chữa lại và thành lập thêm một Phòng giao dịch tại thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn vào quý I/2006. Thực hiện theo Quyết định số 888 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc sắp xếp lại Chi nhánh trực thuộc, Chi nhánh đã trình Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam việc sắp xếp Chi nhánh trực thuộc Chu Lai và Chi nhánh Điện Nam- Điện Ngọc thành Phòng Giao dịch Chu Lai và Phòng Giao dịch Điện Nam-Điện Ngọc. Đã được BIDV quyết định chấp thuận. Hai phòng Giao dịch đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2006. Nâng cấp điểm giao dịch Hội An thành lập Phòng giao dịch Hội An vào tháng 4/2009.

Đến nay, Chi nhánh củng cố và kiện tồn mơ hình tổ chức TA2 phù hợp qui mơ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Phòng Giao dịch. Dự kiến năm 2010 thành lập thêm 01 quĩ tiết kiệm tại Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam. Hiện tại, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam có 1 Trụ sở chính, 5 phịng giao dịch và 11 máy ATM.

2.2.1.2. Về số lượng khách hàng

Các chỉ tiêu định lượng cụ thể về số lượng khách hàng giao dịch tại Ngân hàng như sau:

- Khơng có khách hàng bỏ đi: là khách hàng đã đến giao dịch lần đầu, họ tiếp tục đến giao dịch ở các lần tiếp theo và gắn bó lâu dài với Ngân hàng.

- Số lượng khách hàng mới không ngừng tăng lên. Cụ thể:

Bảng 2.7: Số lượng khách hàng có quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

ĐVT: người Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng khách hàng giao dịch 4,596 5,433 10,807 13,164 19,201

( Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm)

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với NH ngày càng tăng, năm 2005 chỉ có 4,596 khách hàng giao dịch, đến năm 2009 lên đến 19,201 khách hàng. Điều đó cho thấy, Chi nhánh ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, phát huy những điểm tích cực, hạn chế và khắc phục những tồn tại trong chính sách khách hàng và chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.

2.2.1.3. Về thị phần hoạt động

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đã có sự cạnh tranh gay gắt. Mặc dù, Chi nhánh cũng đã tập trung nhiều công tác huy động vốn, xây dựng các chính sách khách hàng, xây dựng biểu phí dịch vụ linh hoạt và thấp hơn so với các Ngân hàng bạn để mang tính cạnh tranh, triển khai linh hoạt các sản phẩm huy động vốn của BIDV với lãi suất trần, nhưng trong các thời kỳ các NHTM khác kể cả NHTM Nhà Nước trên địa bàn đều qui định suất huy động luôn cao hơn Chi nhánh qui định với các hình thức khuyến mãi cũng hấp dẫn, có cơ chế thưởng lãi suất ... nhưng thị phần huy động vốn rất thấp so với các Ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.8: Thị phần hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam với các Ngân hàng trên địa bàn năm 2009

Ngân hàng Thị phầnHĐV Thị phần tíndụng Thị phần thudịch vụ BIDV 7% 12% 15.15% VIETCOMBANK 10.25% 9.61% 19.66% AGRIBANK 33.03% 19.65% 31.22% VIETINBANK 9.40% 9.37% 8.45% OTHER BANKS 40,32% 49,37% 25,52%

( Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Quảng Nam)

Năm 2005 chỉ có 04 NHTM quốc doanh nhưng một số NHTM quốc doanh có nhiều chi nhánh, phịng giao dịch tại tất các thị trấn, thị tứ, Khu cơng nghiệp, do đó tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn diễn ra gay gắt nên thị phần huy động vốn, cho vay và thu dịch vụ của chi nhánh chiếm thị phần rất nhỏ trên địa bàn.

Mặc dù, Chi nhánh cũng đã tập trung nhiều cơng tác huy động vốn, xây dựng các chính sách khách hàng, xây dựng biểu phí dịch vụ linh hoạt và thấp hơn so với các Ngân hàng bạn để mang tính cạnh tranh, triển khai linh hoạt các sản phẩm huy động vốn của Hội sở chính với lãi suất trần, nhưng trong các thời kỳ các NHTM khác kể cả NHTM Nhà Nước trên địa bàn đều qui định suất huy động luôn cao hơn Chi nhánh qui định với các hình thức khuyến mãi cũng hấp dẫn, có cơ chế thưởng lãi suất... Vì thế tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động năm 2008 tại chi nhánh giảm sút nhiều và thị phần huy động vốn sụt giảm từ 8,5% năm 2007 giảm còn 7% năm 2008. Huy động vốn cuối kỳ năm 2009 tăng trưởng so với năm 2008 là 25,18%, mạng lưới các Ngân hàng liên tục được phát triển, nhưng Chi nhánh

cũng đã có nhiều giải pháp tích cực trong cơng tác huy động vốn nên thị phần không tăng so với năm 2008, nhưng giữ được mức ổn định ở mức 7% như năm 2008.

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong những năm qua cũng đã có nhiều cố gắng và cũng đã đề ra nhiều giải pháp trọng hoạt động tín dụng vì vậy thị phần tín dụng của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữ ổn định từ 10% đến 12%, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm thị phần lớn nhất.

Thị phần về hoạt động dịch vụ: Trong năm, mặc dù kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trong hoạt động dịch vụ Chi nhánh cũng đã có nhiều nỗ lực cao nên thị phần thu dịch vụ của Chi nhánh chiếm trong khoảng từ 18% đến 20%.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w