Phát triển đa dạng, cơ cấu lại các loại hình dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 59 - 61)

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CH

2.2.3. Phát triển đa dạng, cơ cấu lại các loại hình dịch vụ ngân hàng

Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ cho phép hoạt động kinh doanh không chỉ phát triển theo chiều rộng mà cịn phát triển theo chiều sâu, đó là nâng cao hàm lượng công nghệ trong một sản phẩm để tăng tính tiện ích cho sản phẩm đó. Các sản phẩm ngân hàng đa tiện ích dựa trên nền tảng cơng nghệ cao có thể kể đến như: ngân hàng trực tuyến cho phép giao dịch trên toàn quốc với cùng một tài khoản, giao dịch một cửa tiết kiệm thời gian cho khách hàng, sản phẩm thẻ mang nhiều tính năng, kết hợp giữa sản phẩm ngân hàng với sản phẩm bảo hiểm, chuyển tiền trong và ngoài nước nhanh và hiệu quả...

Với danh mục dịch vụ hiện đang cung cấp thì Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những dịch vụ Chi nhánh có khả năng thực hiện, chưa thực sự định hướng theo nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển.

Năm 2005 là năm hoạt động thẻ của BIDV bắt đầu được triển khai, mở rộng với việc ra đời các thương hiệu thẻ đầu tiên đó là Etrans 365+, thẻ vạn dặm, Power. Các chương trình marketing, quảng bá cho hoạt động thẻ của BIDV bước đầu được quan tâm chú trọng trong thời gian qua, góp phần vào kết quả hoạt động của hoạt động kinh doanh thẻ. Thu nhập từ kinh doanh thẻ tăng đều qua các năm, năm 2005 thu được 13 triệu đồng nhưng đến năm 2009 tăng lên 239 triệu đồng.

Các dịch vụ mới được triển khai như:

- Giai đoạn đầu năm 2006 là dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union (WU) với doanh số chi trả tăng đều qua các năm, góp phần vào thu nhập từ hoạt động thanh toán.

Bảng 2.10 : Doanh số chi trả dịch vụ WU của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số 0 43,498.24 114,789.10 112,096.30 132,805.89

( Nguồn: Báo cáo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm)

- Giai đoạn cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhưng bước đầu cũng thu được kết quả khả quan là dịch vụ BSMS, năm 2008 thu được 20 triệu đồng, năm 2009 thu được 72 triệu đồng.

Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa Tín dụng TDH và Huy động vốn TDH của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Quảng Nam hàng năm)

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động trung dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng trung dài hạn. Huy động vốn tại chi nhánh qua các năm đều chỉ đáp ứng tối đa 50% dư nợ tín dụng, mức chênh lệch giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn có xu hướng tăng qua các năm do huy động vốn tăng trưởng với tốc độ thấp hơn nhiều so với tăng trưởng dư nợ. Chi nhánh

luôn phải vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua cơ chế mua bán vốn FTP nên thu về hoạt động tín dụng hiệu quả khơng cao vì phải trả chi phí mua bán vốn lớn.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w