Định hướng cụ thể về phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 70 - 76)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA

3.1.2. Định hướng cụ thể về phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Quảng Nam đến năm 2015

Một là, trong hoạt động huy động vốn, huy động vốn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm và là mặt trận hàng đầu, phấn đấu tăng trưởng các nguồn vốn huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, cần tăng tính ổn định của nền khách hàng, tập trung giữ vững, phát triển nền vốn ổn định, tiếp tục bám sát, chăm sóc tốt các khách hàng có số dư huy động vốn lớn tại Chi nhánh, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu thanh tốn, tần suất thanh tốn cao, tạo nền vốn rẻ, giữ vững nguồn vốn các khách hàng có vốn huy động lớn, chi phí thấp như Kho bạc Nhà nước, duy trì mối liên hệ thường xuyên với các khách hàng truyền thống, tăng cường mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mới như các tổ chức xã hội và các đơn vị sự nghiệp bằng cách nắm bắt thông tin kịp thời của từng khách hàng để tiếp cận đồng thời có những chính sách như áp dụng mức phí linh hoạt và hợp lý, kết hợp với các hình thức cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng mới, doanh số hoạt động lớn.

Đẩy mạnh việc tiếp cận các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp xây lắp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế mở…để thâm nhập, khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm sự biến động nguồn vốn theo chu kỳ. Kiểm sốt nguồn vốn trong cung ứng tín dụng, tập trung ưu tiên cho các đối tượng khách hàng có quan hệ tốt với BIDV, có dịng tiền lưu động luân chuyển qua BIDV bên cạnh việc sử dụng các dịch vụ xuất nhập khẩu hướng tới khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng như tiền gởi, thanh toán.

Tập trung mọi nguồn lực để gia tăng huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn bằng đồng Việt Nam trong dân cư, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, quảng bá sản phẩm chuyên nghiệp gây ấn tượng để thu hút khách hàng để đạt yêu cầu là tăng nhanh thị phần tại các địa bàn lớn, đông dân cư,

tạo lập nền vốn ổn định. Cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng nâng tỷ trọng huy động trung, dài hạn, đa dạng hóa các hình thức huy động.

Tiếp tục triển khai các hình thức huy động tiết kiệm như tiết kiệm tích luỹ bảo an, tiết kiệm trẻ em, thiết kế sản phẩm đặc thù đáp ứng nhu cầu khách hàng cá nhân có tiền gởi lớn, khai thác tối đa tâm lý, sở thích cầu may của người gởi tiền để huy động tiết kiệm dự thưởng bằng thẻ cào, bốc thăm may mắn…và làm tốt chương trình marketing đối với các sản phẩm huy động tiết kiệm, cung ứng dịch vụ ngân hàng khép kín, phục vụ trọn gói. Thực hiện huy động đến kỳ hạn tuần theo yêu cầu của khách hàng với lãi suất thoả thuận, đảm bảo chênh lệch dương FTP bán vốn và lãi suất huy động. Đặc biệt, áp dụng lãi suất cạnh tranh để đảm bảo hiêu quả kinh doanh và gia tăng huy động vốn nhằm thu hút lượng vốn kỳ hạn trên 6 tháng để tăng tích lũy dự trữ thanh khoản, sẵn sàng ứng phó với diễn biến khó lường xảy ra.

Cập nhất kịp thời diễn biến về lãi suất huy động các NHTM trên địa bàn, bám sát cơ chế áp dụng FTP mua bán vốn riêng cho từng nhóm khách hàng là dân cư, Tổ chức kinh tế và Định chế tài chính do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qui định để điều hành lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp theo hướng cạnh tranh nhằm thực hiện tốt chính sách khách hàng, giữ ổn định và phát triển khách hàng dân cư, là tiền đề để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Hai là, cơng tác tín dụng, xây dựng nền khách hàng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển và năng lực tài chính tốt, sử dụng đa dạng các tiện ích của BIDV là mục tiêu hàng đầu. Chấp hành nghiêm các qui định trong qui trình tín dụng, tăng cường giám sát các cấp lãnh đạo với hoạt động tín dụng. Tập trung kiểm sốt chất lượng, khơng để phát sinh nợ xấu, nợ nhóm hai, lãi treo. Thực hiện rà soát, lập kế hoạch giải ngân thu nợ đến từng khách hàng

vay vốn. Soát xét kế hoạch giải ngân trung dài hạn đã cam kết để chủ động trong cơng tác điều hành giới hạn tín dụng và hệ số huy động vốn trên dư nợ tín dụng mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Kiểm soát việc thẩm định, xét duyệt cho vay các dự án trung dài hạn nhằm đảm bảo tỷ lệ cơ cấu tín dụng Trung dài hạn/Tổng dư nợ nhằm đạt được kế hoạch đề ra, triển khai các giải pháp kích cầu đầu tư của Chính phủ đồng thời tạo tiền đề để gia tăng tín dụng và các dịch vụ của Ngân hàng trong những năm tới. Đối với những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chỉ tiếp tục cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thi cơng các cơng trình được bố trí nguồn vốn thanh tốn rõ ràng, có khả năng thu hồi nợ và đáp ứng được các điều kiện về bảo đảm tiền vay. Kiên quyết từ chối cho vay đối với những cơng trình khơng có kế hoạch vốn hoặc khơng bố trí đủ nguồn vốn đầu tư.

Thực hiện việc quản lý khai báo khoản vay, khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vực để có cơ sở đánh giá, phân tích và có biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng kịp thời. Một số ngành nghề có độ rủi ro cao như bất động sản yêu cầu phải thực hiện quản lý, đánh giá định kỳ hàng tháng. Thường xuyên phân tích, đánh giá phân loại tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ trọng nợ có đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do tình hình kinh tế cịn tiếp tục khó khăn, sẽ làm gia tăng nợ xấu vì vậy trong thời gian tới cần phải tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, khơng cho vay tiếp nhóm khách hàng có dư nợ xấu, nợ nhóm 2 cao.

Đánh giá, phân tích cụ thể nền khách hàng đặc biệt là khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp ứng xử phù hợp đối với khách hàng có năng lực tài chính kém, khả năng chống đỡ yếu trong giai đoạn hiện nay. Tập trung phân tích đánh giá tài sản đảm bảo nợ, chỉ nhận đảm bảo những tài sản có khả năng chuyển được thành tiền khi xảy ra rủi ro. Tập trung rà soát lại tất cả các

khoản vay, thực hiện xử lý tốt nợ tồn đọng theo đúng lộ trình. Cần tránh việc chỉ tập trung vào qui mơ tăng trưởng tín dụng, không chú trọng cơ cấu, chất lượng và hiệu quả.

Chú trọng công tác phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ, đề ra các phương thức, chính sách để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Thực hiện tăng trưởng tín dụng bán lẻ đối với nhóm khách hàng có thu nhập khá, chuẩn hóa các sản phẩm tín dụng cơ bản đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng bán lẻ đồng thời xây dựng một số sản phẩm mới như cho vay đảm bảo bằng bất động sản, các sản phẩm đặc thù như cho vay mua nhà ở cho người có thu nhập trung bình, cho vay mua ơ tơ…Bên cạnh đó, cần phải chú trọng hơn vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn, kiểm sốt và chủ động phân tích dự đốn rủi ro đối với những ngành nghề nhạy cảm với biến động thị trường.

Rà sốt lại tồn bộ các khoản nợ hạch tốn ngoại bảng hiện cịn dư nợ như tình hình dư nợ, tài sản đảm bảo nợ vay, tình hình khách hàng, nguồn thu, tiến độ thu hồi để xác định rõ khả năng thu hồi nợ và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp. Phối hợp và kiến nghị với các cơ quan ban ngành có liên quan hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ, một số khoản nợ làm việc với cơng ty mua bán nợ của Bộ tài chính để bán nợ. Đối với những trường hợp khách hàng thiếu thiện chí trong hợp tác với Ngân hàng để trả nợ vay, kiên quyết hoàn thiện hồ sơ khởi kiện ngay khách hàng ra toà và phối hợp với Toà án, Cơ quan thi hành án để thu hồi nợ.

Ba là, hoạt động dịch vụ, tận dụng cơ hội và lợi thế của BIDV vượt qua thách thức để tiếp tục tăng tốc, phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động kinh doanh dịch vụ. Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững chắc, củng cố và đẩy mạnh quan hệ với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, các bạn hàng có quan hệ hợp tác lâu dài. Nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần để mở rộng nền tảng

khách hàng bán lẻ thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng, đẩy mạnh triển khai các kênh phân phối mới như ATM, POS, Internetbanking, Mobilebanking…

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ để tăng thu dịch vụ rịng, góp phần tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập nhằm thay đổi cơ cấu nguồn thu, phù hợp với mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại. Những dòng dịch vụ chủ yếu, là thế mạnh của BIDV, đem lại hiệu quả bền vững, địi hỏi cần có sự quan tâm về chiều sâu để giữ được vai trò đầu tàu trong hoạt động dịch vụ và tăng cường thị phần dịch vụ. cần có kế hoạch kinh doanh theo sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút được nhiều khách hàng, tính cạnh tranh của Ngân hàng.

Tiếp tục nâng cao năng lực kỹ năng quan hệ khách hàng của đội ngũ cán bộ bán hàng. Triển khai các sản phẩm dịch vụ mới theo lộ trình của tồn ngành. Phân nhóm khách hàng để định hình các nhóm sản phẩm dịch vụ trọng tâm, và có thế mạnh của Chi nhánh như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh..., đảm bảo có các yếu tố tiện ích hơn, chất lượng bằng các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Hệ thống công nghệ ổn định nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo điều kiện cho công tác phát triển sản phẩm mới. Tạo sự khác biệt về sản phẩm, các điều kiện cung cấp và giá cả nhằm chiếm lĩnh và duy trì khách hàng mang lại lợi nhuận cao ở mỗi phân đoạn thị trường, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, tập trung phát triển các dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, đặc biệt đẩy mạnh các dịch vụ thẻ quốc tế, dịch vụ thanh tốn trên hệ thống ATM, POS, thanh tốn hóa đơn, thanh tốn lương… để thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng, băn được nhiều sản phẩm hơn trên một khách hàng, đạt được thị phần cao hơn, giảm chi phí hơn trên một khách hàng.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả tổng thể trong việc phục vụ các khách hàng theo hướng kết hợp giữa hoạt động tín dụng và yêu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của BIDV để đảm bảo lợi ích chung của khách hàng và Ngân hàng. Đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm dịch vụ, tăng cường hoạt động quảng cáo các sản phẩm dịch vụ, tiện ích của BIDV từ các khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng. Triển khai đồng bộ và thống nhất các chương trình Marketing của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, địa bàn Chi nhánh hoạt động.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh quảng nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w