CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
4.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực:
4.6.4 Nhân tố thu nhập:
Thực ra khi nhóm chuyên gia đưa vào khảo sát thêm nhân tố này, tác giả cũng bày tỏ sự lo ngại khi các nhân tố kể trên là các nhân tố nói đến hành vi con người hay cụ thể là nhân viên (từ chiều ảnh hưởng của nhân viên nhiều hơn), cịn nhân tố thu nhập thì theo chiều ngược lại (từ chiều ảnh hưởng từ tổ chức), tuy nhiên theo ý kiến khảo sát các chuyên gia thì họ cho rằng nói gì thì nói thu nhập là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi con người, qua nghiên cứu này có thể là tiền đề khảo sát nhưng vấn đề chuyên sâu hơn về khảo sát mức thu nhập hợp lý cho nhân viên- vấn đề trăn trở của khách sạn làm mấy năm qua không thực hiện được qua chương trình tái cấu trúc cơng ty.
Bảng 4.12: Giá trị trung bình nhân tố thang đo Thu nhập
STT Các nhân tố thang đo Thu nhập Giá trị trung bình
TN1 Thu nhập của bạn ở mức cạnh tranh so với
thị trường
3,58
TN2 Thu nhập của bạn thấp không trang trải
được cuộc sống gia đình
3,63
TN3 Bạn muốn có thu nhập thêm khi làm việc
ngồi giờ
3,71
TN4 Bạn khơng hài lịng về mức thu nhập hiện
nay
3.45 3.5 3.55 3.6 3.65 3.7 3.75 3.8
Giá trị trung bình nhân tố thang đo Thu nhập
TN4 TN3 TN2 TN1
Hình 4.6 : Giá trị trung bình nhân tố thang đo Thu nhập
Thực tế cho thấy mức thu nhập của nhân viên ảnh hưởng phần lớn đến hành vi của nhân viên, mức thu nhập này khơng hồn tồn là tiền lương mà còn là các khoản phúc lợi, trợ cấp,.. của nhân viên. Hiện nay khách sạn đang trả mức thu nhập bình quân cho nhân viên thấp (<=10 triệu đồng), thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh cũng như mức sinh hoạt chung tại Vũng Tàu- thành phố du lịch, trong khi đó lực lượng nhân viên chiếm 57% là nhân viên từ các địa phương khác, đặc biệt là nhân sự cấp cao từ Trưởng bộ phận trở lên chiếm phần lớn, 43% nhân viên từ lao động địa phương nhưng lại giữ vị trì thấp như nhân viên phục vụ, dọn dẹp,..
Hiện nay thu nhập của nhân viên vẫn tính trên hệ thống cũ, áp dụng từ mới thành lập từ 2009 đến nay, có thay đổi từ cuối năm 2015 nhưng vẫn khơng thay đổi gì nhiều. Cụ thể mức thu nhập của nhân viên được chia làm 3 phần:
+ Lương cơ bản: là mức lương để đóng bảo hiểm xã hội, y tế hàng tháng và là mức lương căn cứ để tính các khoản khác như tăng lương hay lương tháng 13
+ Mức thưởng: căn cứ đánh giá nhân viên đạt hiệu quả làm việc như hệ thống điểm (từ 120% cho các mức độ hoàn thành xuất sắc cơng việc), tuy nhiên lại khơng có tiêu chí đánh giá rõ ràng, chỉ có tiêu chí chung chung áp dụng cho tất cả các bộ phận (xem Phụ lục 16), nếu hàng tháng nhân viên không bị thư cảnh cáo từ khách sạn có nghĩa là đạt 100 điểm.
+ Thưởng thêm từ nguồn thu phí dịch vụ mức này được chia đều cho nhân viên trong khách sạn, nếu nhân viên khơng bị thư cảnh cáo thì được hưởng mức này (dao động từ 700 ngàn- 3 triệu đồng/tháng)
Nhân viên khách sạn khơng có lương tháng 13.
Từ các phân tích trên cho thấy khách sạn đang trả lương ở mức thấp hơn đối thủ cạnh tranh và mức thu nhập bình quân đầu người của Thành phố Vũng Tàu là 6.060 USD/ năm (theo https://vi.wikipedia.org/wiki/ Vũng _Tàu). Thêm vào đó hệ thống trả lương chưa hợp lý, chưa có tiêu chí rõ ràng.
Mức thu nhập này phản ảnh nhiều qua tình trạng nghỉ việc của nhân viên qua các tháng của năm 2016 giao động mạnh từ 13- 23% trở lên. Từ trước cuối năm 2015 hệ thống tính lương cịn áp dụng chính sách tiền lương theo thâm niên, có nghĩa là sau 1 năm làm việc thì nhân viên được tăng 10% mức lương cơ bản, từ cuối năm 2016 cho đến nay áp dụng hệ thống lương , thưởng như trên chẳng những khơng kích thích động viên nhân viên mà cịn phá vỡ cơ chế tính lương vì khơng biết bao lâu thì xem xét lại mức tăng lương cho nhân viên, áp đặt trong mức trần, cứ hết hợp đồng thì nhân viên lại yêu cầu được lên lương, khơng đáp ứng thì nghỉ việc, thêm vào đó khi có vi phạm của nhân viên xảy ra như đi làm trể 1 giờ thì máy chấm cơng báo cáo trể ½ ngày, nhân viên liên tục xung đột với bộ phận nhân sự về cách tính lương, làm thêm giờ khơng được hưởng lương mà áp dụng chính sách nghỉ bù gây nên xáo trộn ca kíp, giờ làm việc. Ví dụ do tăng ca nhân viên làm thêm 4 giờ vào ngày chủ nhật có nghĩa là họ được nghỉ bù gấp đôi ngày thường ngày chủ nhật, do tăng ca quá nhiều có khi một nhân viên nghỉ bù đến 22 ngày và nhân sự lại thúc ép nhân viên nghỉ bù vì nếu như họ khơng nghỉ bù thì khi nghỉ việc phải tính bằng số ngày cơng, trả lương cho những ngày này.
Tình trạng nhân viên bán vé hồ bơi, thu tiền mà không đưa vé cho khách xảy ra thường xuyên hay nhân viên sử dụng giờ làm việc công ty để làm thêm cho khách bên ngoài như nhân viên thiết kế hay sử dụng xe của cơng ty để đưa đón
khách bên ngoài, sử dụng thức ăn của nhà hàng để ăn tối, sử dụng rượu của công ty khi khơng có sự cho phép, mua hàng cho cơng ty thu chênh lệch hay tình trạng khi khách sử dụng phòng mà quên cập nhật trên hệ thống, lợi dụng chính sách giá của cơng ty để đặt phịng cho người thân.
Tóm lại qua thống kê kết quả của 4 nhân tố cho thấy giá trị trung bình của các nhân tố như sau:
Bảng 4.13 Tổng kết giá trị trung bình của các nhân tố
STT Các nhân tố nghiên cứu Giá trị trung bình
1 Quá tải công việc 3,64
2 Áp lực công việc 3,54
3 Sự xung đột cơng việc và gia đình 3,56
4 Thu nhập 3,67
3,45 3,5 3,55 3,6 3,65 3,7 Quá tải cơng việc
Áp lực cơng việc Sự xung đột của gia đình- cơng
việc
Thu nhập
Các nhân tố
Giá trị trung bình
Hình 4.7: Thống kê giá trị trung bình các nhân tố nghiên cứu
Qua tổng hợp trên tác giả nhận thấy cho thấy nhân tố thu nhập có giá trị trung bình cao nhất (3,67), thật vậy giá trị vật chất có ảnh hưởng lớn đến quyết định của
hành vi của nhân viên đặc biệt là nhân viên có vị trí thấp (như nhân viên buồng phịng, vệ sinh, nhân viên phục vụ) bởi vì qua khảo sát vào thời điểm xét tăng mức thu nhập hàng năm vào tháng 7 hoặc vào tháng 2 để xét thưởng tết, vào tại các thời điểm này Khách sạn lại có sự biến động về nhân sự, đặc biệt ở những vị trí thấp này. Tuy nhiên, nếu trả cho nhân viên mức thu thập thỏa đáng thì giúp cho nhân viên gắn kết hơn, năng suất và chất lượng dịch vụ được nâng cao, thay đổi hành vi của nhân viên theo chiều hướng tốt hơn, giảm thiểu, đẩy lùi và hạn chế được hành vi tiêu cực (thỏa đáng ở đây dưới góc độ phù hợp của khách sạn, thị trường, đối thủ và khả năng đóng góp của nhân viên). Tuy vậy cũng khơng nên xem nhẹ các nhân tố còn lại, một khi nhân viên họ bị quá nhiều áp lực làm việc quên ngày đêm, họ không được mô tả công việc rõ ràng, không hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình, khơng hài hịa giữa cơng việc và gia đình của họ thì cho dù có trả cho họ ở mức thu nhập cao thì cũng khơng tạo được sự gắn kết lâu dài tại nơi làm việc.