CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
5.1.5. Xây dựng văn hóa khách sạn:
Xây dựng văn hóa cơng ty gắn kết, trọng dụng nhân viên vừa có tài vừa có tâm. Tạo nên giá trị văn hóa cốt lõi của khách sạn ví dụ như nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của cơng ty, và có ích cho cơng việc của họ chứ không phải họ mang những thứ đó để làm quảng cáo. Thêm vào đó nên khơi gởi nhận thức giá trị của nhân viên mình đối với văn hóa doanh nghiệp, nên cần trao dồi và học hỏi từ những chương trình mà khách sạn lần trước như chương trình “Tái cấu trúc cơng
ty” hay “Xây dựng đội ngũ”qua chương trình khóa học Crestcom mà chúng ta triển khai đã thất bại do chỉ ngừng lại ở phong trào, chưa thật sự thiết thực cho nhân viên. Trước tiên đối với khách sạn nên đề cao:
+ Sự thành thực (thể hiện là nói thật, khơng gian dối, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện).
+ Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sàng với cơng việc, khơng ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức).
+ Sự khơn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất).
+ Tạo động lực làm việc: giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm cơng việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng doanh nghiệp ln ln cạnh tranh bởi các đối thủ cạnh tranh. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một mơi trường hồ đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
+ Giảm xung đột: văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của
khách sạn. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hố chính là yếu tố giúp mọi người hồ nhập và thống nhất.
+ Điều phối và kiểm soát : văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm sốt hành
vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
Hay ý kiến của Bà Võ Nguyễn Phương Trang- Phó tổng Giám đốc cơng ty có ý kiến về vấn đề này như sau:
“ Tạo dựng một môi trường làm việc cân bằng, hỗ trợ lẫn nhau; Tăng cường sức mạnh cho nhân viên, và giá trị của họ với công ty;
Luôn nhận diện những vấn đề gây sự lo lắng và biết các giới hạn chấp nhận được ở nơi làm việc cũng như tác động cụ thể của những hành vi đó.
Giúp nhân viên học hỏi từ các thông lệ tốt của công ty như tinh thần gắn kết, sự hăng say trong công việc…
Thay đổi hành vi : Khi yêu cầu nhân viên thay đổi hành vi, thì người quản lý mới đi được nửa chặng đường. Nửa chặng còn lại là bản thân nhân viên không biết họ sẽ thay chúng bằng hành vi mới nào.
Do vậy phải mô tả hành vi được mong đợi, để nhân viên biết là họ được kỳ vọng thể hiện ra sao. Tốt nhất là giúp nhân viên tìm ra hành vi thay thế.
Ghi nhận những đóng góp của nhân viên, phải cho họ hiểu rõ là bạn đánh giá cao khả năng làm việc của họ và giá trị của họ đóng góp cho tổ chức
Cố gắng hiểu được quan điểm của các nhân viên bằng việc thấy được các suy nghĩ và viễn cảnh của họ. Bạn khơng biết đó là gì? Hãy trực tiếp hỏi họ. Hãy tiến hành các cuộc điều tra nếu cần thiết. Cho phép các nhân viên tự đưa ra những lựa chọn của riêng họ. Hãy để các nhân viên lựa chọn cách thức và phương pháp đạt được các kết quả bạn tìm kiếm. Hãy để họ có tiếng nói trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và trong những kết quả chờ đợi.
Ln nhiệt tình với các nhân viên. Hãy cho các nhân viên thấy bạn nhìn nhận họ những con người với các giá trị và nguyên tắc cá nhân họ mang tới công việc.”