ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 84)

NHTMCPCT TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM. 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế.

Mục tiêu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đến năm 2020 là chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Nền kinh tế - xã hội cả nước và các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới, đòi hỏi TP. HCM phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước và thực sự là thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, sớm hơn 5 năm so với các địa phương khác trong cả nước.

Với mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm về kinh tế - tài chính của cả nước, TP. HCM phải đẩy mạnh và có các giải pháp phát triển nhanh lành mạnh các thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khốn. Trong đó, ưu tiên giải quyết nguồn vốn trung dài hạn cho các cơng trình trọng điểm, giải ngân vốn cho các khoản đầu tư mới có hiệu quả song song với việc đẩy nhanh tiến độ để hồn thành những cơng trình lớn quan trọng còn dỡ dang.

Trong năm 2011, theo dự báo về dịch vụ thì tài chính - ngân hàng có thể tăng trưởng cao nhất, đến 20%. Ngành bán lẻ có thể tăng đến 15%. Dịch vụ viễn thơng tuy cạnh tranh sôi động với hàng loạt chương trình khuyến mãi thu hút

thơng khó tăng trưởng như các dịch vụ khác. Riêng dịch vụ du lịch có thể tăng trưởng đột phá so với nhiều năm qua nếu có sự kết hợp chặt chẽ với các tỉnh thành khai thác tốt chương trình du lịch đường sơng, du lịch sinh thái.

Về lĩnh vực sản xuất, TP HCM vẫn giữ định hướng phát triển bốn ngành mũi nhọn được xác định là cần phát triển chủ lực là chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử tin học và hóa chất. TP cũng có nhiều chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các ngành này.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 là tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015; mục tiêu chủ yếu là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP theo hướng nâng cao tỷ trọng những nhóm ngành cơng nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao trong cơ cấu sản phẩm đã được TPHCM triển khai thực hiện từ 10 năm qua (2001 - 2010). Trong giai đoạn 2006 - 2010, TPHCM tiếp tục định hướng 4 nhóm ngành cơng nghiệp (gồm cơ khí; điện tử, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin; hóa chất - nhựa - cao su; chế biến tinh lương thực - thực phẩm) và 9 nhóm ngành dịch vụ (gồm tài chính - ngân hàng - tín dụng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, dịch vụ cảng - kho bãi; bưu chính - viễn thông; công nghệ thông tin; kinh doanh tài sản, bất động sản; tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế, giáo dục và đào tạo) để thúc đẩy tốc độ phát triển tăng trưởng cao hơn so với mức tăng bình qn của các nhóm hàng hóa khác.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế trên địa bàn TPHCM đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng. Cơ cấu kinh tế chia theo thành phần kinh tế cũng chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng thành phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi; giảm dần tỷ trọng thành phần kinh tế nhà nước. Bình

quân giai đoạn 2001 - 2009, GDP trên địa bàn TPHCM có tốc độ tăng khá cao (11,01%/năm), cao hơn so với cả nước (7,31%/năm, tính theo giá so sánh 1994).

Chương trình đã thực hiện di dời, tái bố trí 1.261 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường (đạt 89,94% kế hoạch) ra các khu công nghiệp và vùng phụ cận, đồng thời hoàn thành quy hoạch tổng thể tài nguyên nước thành phố đến năm 2015.

Trong 4 nhóm ngành cơng nghiệp, tỷ trọng đã nâng lên từ 45% lên gần 60% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn thành phố. Bất chấp suy giảm kinh tế giai đoạn 2008 - 2009, dịch vụ thương mại vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng rất cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của TPHCM với 54,8% năm 2009, năm 2010 tiếp tục tăng lên 55,2%. Điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu các ngành dịch vụ, công nghiệp tiếp tục theo đúng định hướng gồm dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Để đạt được mục tiêu tổng quát đó các mục tiêu cụ thể cũng được vạch ra đó là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo được sự chuyển biến về chất lượng phát triển. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất, nhằm cải thiện đáng kể trình độ cơng nghệ sản xuất. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động trong quan hệ hợp tác kinh tế trong nước và nước ngoài, khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tiếp tục thực hiện chương trình giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường xã hội. Giữ vững

ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phịng, chính trị, trật tự an tồn xã hội.

3.1.2. Định hướng hoạt động của NH TMCPCT trên địa bàn

TP.HCM.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của TP. HCM, ngân hàng TMCP Công Thương đã đề ra một số nhiệm vụ và chỉ tiêu cần thực hiện trong thời gian tới về công tác huy động vốn như sau:

- Xác định tăng trưởng nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do vậy, cần tăng cường việc mở rộng các hình thức huy động vốn, đa dạng hóa thể thức, các loại kỳ hạn. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ngân hàng sẽ chú trọng hơn nữa việc cải tiến, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới với lãi suất hợp lý kèm theo nhiều tiện ích tạo sự tiện lợi cho khách hàng, vừa tăng trưởng được nguồn vốn và kết hợp bán chéo sản phẩm.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng nhiều hình thức dịch vụ mới để thu hút tiền gửi, tiếp tục thực hiện các dịch vụ như thu tiền tại nhà, thu tiền lưu động cho các doanh nghiệp, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM, thanh toán trực tuyến… đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an tồn cho khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú trọng đến công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Mở rộng dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh tốn trong và ngồi nước theo hướng đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn và tạo tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng nhằm khơi tăng các nguồn thu dịch vụ, tiếp tục mở rộng và duy trì các hoạt động dịch vụ như thu đổi ngoại tệ và chi trả kiều hối. Thực hiện các phương tiện thanh toán nhanh, tiện lợi cho khách hàng nhằm khơi tăng nguồn thu tại địa phương.

- Điều hành lãi suất huy động thật nhạy bén và linh hoạt để đảm bảo sự ổn định nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Tăng cường công tác huy động vốn đi đơi với việc nghiên cứu nâng cấp, hồn chỉnh và mở rộng mạng lưới tại các địa bàn tiềm năng, các khu đô thị, thương mại, khu cơng nghiệp tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn như gần nhà, gần nơi làm việc…nhằm tiết kiệm được thời gian cho khách hàng.

- Đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án nâng cấp công nghệ thơng tin và hiện đại hóa ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng nguồn vốn huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)