CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu trường đại học An Giang
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Đứng đầu nhà trường là Ban giám hiệu có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành toàn bộ các mặt hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và trước pháp luật về các hoạt động của nhà trường. Trường có 23 đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu, bao gồm 9 phòng chức năng, 5 trung tâm, 7 khoa, 1 thư viện và Trường Phổ thông thực hành sư phạm. Bảy khoa giảng dạy của trường bao gồm: Khoa sư phạm, Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên Thiên nhiên, Khoa Kỹ thuật – Công nghệ - Mơi trường, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Khoa ngoại ngữ.
Khoa sư phạm: Nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên từ bậc mầm non, tiểu học
đến trung học. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường của các ngành đào tạo là nhằm phục vụ công việc giảng dạy trong và ngồi tỉnh, đồng thời làm các cơng tác quản lý tại các trường học, các cơ quan ban ngành và nhiều lĩnh vực công tác khác ở địa phương. Khoa gồm các bộ mơn: Tốn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tâm lý Giáo dục, Giáo dục mầm non và Bộ môn Giáo dục Tiểu học.
Khoa Nơng nghiệp – Tài ngun Thiên nhiên: Có nhiệm vụ đào tạo các ngành
có liên quan đến nơng nghiệp và tài nguyên thiên nhiên: Công nghệ chế biến thực phẩm, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Nuôi trồng thủy sản, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn.
Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Mơi trường: có chức năng đào tạo các ngành
học về công nghệ thông tin, môi trường, các ngành kỹ thuật; nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng về công nghệ thông tin và kỹ thuật môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh An Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa gồm 3 bộ môn: Bộ môn Tin học, Bộ môn Kỹ thuật và Bộ môn Môi trường và Phát triển bền vững.
Khoa Lý luận Chính trị: có nhiệm vụ quản lý đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng
viên giảng dạy các mơn Lý luận Chính trị trong các trường cao đẳng, đại học, trường chính trị; giáo viên giảng dạy mơn Giáo dục Công dân trong các trường Phổ thông; đào tạo đội ngũ cán bộ cho các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội của tỉnh An Giang
và các tỉnh lân cận; quản lý lớp liên kết đào tạo chuyên ngành Giáo dục chính trị - quốc phòng của trường ĐHSP Huế; tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên; và quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành Luật bên cạnh chun ngành Giáo dục chính trị. Khoa có 3 bộ mơn chính: Những Ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Le6nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Khoa Văn hóa Nghệ thuật: đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý, sự
nghiệp thuộc các ngành văn hóa, du lịch, báo chí, phát thanh truyền hình cho khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long và giáo viên giảng dạy các môn năng khiếu (Âm nhạc và Mỹ thuật) cho các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang thơng qua các hình thức đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, liên kết đào tạo,… Hiện tại, khoa đào tạo chính quy các khối ngành: Văn hóa du lịch (Việt Nam học); Đại học Sư phạm Âm nhạc; Đại học Sư phạm Mỹ thuật; Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc và Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật. Khoa có 4 bộ mơn: Du lịch, Lý luận văn hóa, Âm nhạc và Mỹ thuật.
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh: có chức năng đào tạo nguồn nhân lực
có trình độ đại học ở lĩnh vực kinh tế - quản trị kinh doanh và thực hiện nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực tương ứng. Khoa gồm có 3 bộ mơn: Tài chính – Kế tốn; Quản trị Kinh doanh – Marketing và Kinh tế Tổng hợp, đảm trách năm ngành đào tạo: Kế tốn doanh nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp, Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng và Kinh tế Quốc tế.
Khoa Ngoại ngữ: đào tạo giáo viên tiếng Anh giảng dạy tại các trường tiểu học,
trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bên cạnh chương trình chuyên Anh, Khoa Ngoại ngữ cũng đảm trách giảng dạy tiếng Anh không chuyên cho sinh viên toàn trường, các lớp vừa làm vừa học và một số lớp cao học của trường. Khoa gồm có 3 bộ mơn trực thuộc: Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh, Ngôn ngữ học và Dịch thuật Tiếng Anh, Bộ mơn Pháp – Trung – Nhật.
Hình 2. 1. Sơ đồ tổ chức trường Đại học An Giang
(Nguồn: Kỷ yếu kỷ niệm 15 năm của trường)
2.1.3. Đặc diểm nguồn nhân lực
Do luận văn chỉ tập trung phân tích sự hài lịng trong cơng việc của giảng viên đang trực tiếp thực hiện giảng dạy tại trường đại học An Giang, nên trong phần cơ cấu nhân sự chỉ tập trung khai thác các thông tin số liệu nhân sự về giảng viên của trường đại học An Giang.
Tính đến năm 2016, tổng số lượng nhân sự tại trường đại học An Giang, bao gồm các đơn vị trực thuộc, là 830 người, trong đó, số lượng giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường là 412 người, cụ thể được thể hiện ở hình 2.2. Theo đó, số lượng giảng viên của trường trong giai đoạn 2012 – 2013 có tăng (22 người), nhưng giai đoạn từ cuối năm 2013 đến 2016 lại giảm với tổng lượng giảm là 44 giảng viên và có xu hướng giảm tiếp trong năm 2017 khi số lượng giảng viên thống kê đến tháng 4 năm 2017 là 392 người, dự đoán xu hướng giảng viên các năm tới sẽ tiếp tục giảm do chính sách tinh giản biên chế theo lộ trình của Ủy ban tỉnh ban hành.
Hình 2. 2.Tình hình số lượng giảng viên trong giai đoạn 2012 – 2017
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học – Phịng Hành chính Tổng hợp)
Cụ thể đặc điểm nhân sự của trường về trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, số giảng viên từng khoa và tỷ lệ giới tính được tổng hợp trong bảng 2.1.
0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Giảng viên Khác
Bảng 2.1. Bảng thống kê GV trường đại học An Giang năm 2016 Tổng CBGV: 412 Số lượng Tỷ lệ Trình độ học vấn Tiến sĩ 42 10% Thạc sĩ 266 65% Cử nhân 104 25% Thời gian công tác ≤5 105 25% >5 307 75% Đơn vị công tác Kinh tế - QTKD 56 14%
Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường 52 13%
Lý luận - Chính trị 32 8%
Ngoại ngữ 65 16%
Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên 98 24%
Sư phạm 76 18%
Văn hóa nghệ thuật 33 8%
Giới tính Nam 217 53%
Nữ 195 47%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học – Phịng Hành chính tổng hợp)
Qua bảng 2.1, có thể thấy rằng đội ngũ giảng viên giảng dạy của trường còn trẻ, với tỷ lệ giảng viên có độ tuổi 30 - 40 chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 62%), đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển của trường. Các giảng viên trẻ có lợi thế về sự hăng hái, nhiệt tình trong các hoạt động, cơng tác về đồn thể, có sự năng động, cầu tiến trong các hoạt động chuyên mơn của trường nhưng do cịn hạn chế về kinh nghiệm, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học. Do đó trường cần có những chính sách khuyến khích, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong toàn thể giảng viên. Thêm vào đó, số giảng viên trẻ phải tập trung nâng cao chuyên mơn nghiệp vụ cịn nhiều, cụ thể theo thống kê của phịng Tổ chức – chính trị, số giảng viên đang theo học các lớp sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh) trong năm học 2016 – 2017 là 112 người, trong khi một số ngành đào tạo còn thiếu giảng viên cơ hữu, nhất là các mơn chun ngành, thêm vào đó là việc khống chế bởi quy định của Nhà nước về chế độ làm thêm giờ nên áp lực thỉnh giảng vẫn còn lớn đối với nhà trường.
Từ khi quyết định 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thay thế Quyết định 153/2003/QĐ-TTg (30/7/2003) quy định cụ thể 5 tiêu chuẩn của giảng viên đại học, lãnh đạo trường đại học An Giang có kế hoạch tích cực đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của các giảng viên nhằm đảm bảo chuẩn chức danh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với mục tiêu trước tiên là 100% giảng viên trực tiếp giảng dạy đều có trình độ chun mơn từ thạc sĩ trở lên. Theo đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học ngày càng gia tăng từ năm 2011 đến 2016 (chi tiết đươc thể hiện trong bảng 2.2). Tuy nhiên, đây là một lộ trình dài và tính đến năm 2016, trường đạt 75% tỷ lệ giảng viên trực tiếp giảng dạy có trình độ từ thạc sĩ trở lên so với tổng số giảng viên hiện tại của trường nhưng vẫn chưa có nhiều chuyên gia đầu ngành (mới có được 34 tiến sĩ) với tỷ lệ còn khá khiêm tốn (chiếm 8% trên tổng số giảng viên toàn trường).
Bảng 2.2. Trình độ chun mơn của GV giai đoạn 2011 - 2016
Năm Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Tổng Tỷ lệ trình độ sau đại học Tỷ lệ trình độ đại học 2011 8 179 230 417 45% 55% 2012 11 197 226 434 48% 52% 2013 15 226 215 456 53% 47% 2014 22 243 176 441 60% 40% 2015 24 256 149 429 65% 35% 2016 42 266 104 412 75% 25% (Nguồn: Phịng Tổ chức – Chính trị)
2.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của giảng viên
Để đảm bảo 09 yếu tố tác động lên sự hài lòng của giảng viên được tổng hợp từ các mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu liên quan phù hợp với điều kiện thực tế tại trường đại học An Giang, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với kỹ thuật thảo luận tay đôi qua dàn bài phỏng vấn được chuẩn bị trước (phụ lục 2). Từ kết quả phòng vấn sơ bộ, tác giả sẽ điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với điều kiện đặc thù của giảng viên tại trường.
2.2.1. Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Cơ hội đào tạo được hiểu là việc một cá nhân được tổ chức đào tạo học tập nâng cao năng lực chuyên môn (Herzberg & et al, 1959). Sự thăng tiến là việc thay đổi những trách nhiệm trong công việc hiện tại tạo cơ hội cho việc phát triển cá nhân, trách nhiệm nhiều hơn và địa vị xã hội cao hơn (Herzberg & et al, 1959). Việc nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho giảng viên được học tập nâng cao trình độ một cách phù hợp, cũng như làm cho các giảng viên nhận thức được rằng các quyết định thăng chức, đề bạt của nhà trường là cơng bằng thì những điều này sẽ tạo sự hài lịng đối với giảng viên trong công việc.
Thang đo của Cơ hội đào tạo và thăng tiến được thành lập dựa trên nền tảng thang đo của Trần Thị Kim Dung (2005), Nguyễn Thị Quỳnh Châu (2012), Spector (1994) và Smith (1969), kết hợp với việc phỏng vấn tay đôi các giảng viên của trường, bao gồm 5 biến là:
Bảng 2.3.Thang đo Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Mã biến Câu hỏi Nguồn
DT1
Tôi được nhà trường đào tạo các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt cơng việc giảng dạy của mình
Trần Kim Dung (2005) + Smith (1969)
DT2 Nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn
Trần Kim Dung (2005) + Smith (1969)
DT3 Nhà trường giúp tơi có kế hoạch rõ ràng về việc
đào tạo để phát triển nghề nghiệp cá nhân Trần Kim Dung (2005)
DT4 Tôi biết rõ về những điều kiện để được thăng tiến Trần Kim Dung (2005)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)