Thống kê mức độ hài lòng về yếu tố Đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 60 - 63)

MH Yếu tố Các mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 DT1

Tôi được nhà trường đào tạo các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt công việc giảng dạy của mình

7 0 25 121 56

4,05 0,831

3% 0% 12% 58% 27%

DT2 Nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn

0 0 47 100 62

4,07 0,720

0% 0% 22% 48% 30%

DT3

Nhà trường giúp tơi có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát triển nghề nghiệp cá nhân

7 0 52 100 50

3,89 0,884

3% 0% 25% 48% 24%

CS6 Nhìn chung, nội dung của các chính sách và quy chế của nhà trường là phù hợp với công việc của giảng viên

0 32 137 40 0

3,04 0,587

Trong 4 nhận định của yếu tố này, 3 nhận định DT1, DT2 và DT3 đạt giá trị trung bình khá cao từ 3,89 đến 4,07, riêng biến quan sát CS6 có giá trị trung bình thấp nhất, đạt 3,04. Trong các nhận định đó, tiêu chí “Nhà trường ln tạo điều kiện để tôi được học tập nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn” được đánh giá cao nhất, với điểm trung bình dạt 4,07, 87% đáp viên chọn mức độ từ đồng ý đến hoàn toàn đồng ý và khơng có đáp viên nào khơng đồng ý. Điều này phù hợp với mục tiêu “Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện tại và tương lai, đảm bảo chuẩn chức danh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” mà nhà trường đã đề ra từ năm học 2012 – 2013.

Nhà trường ln tích cực thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Theo kết quả thống kê của phịng Tổ chức chính trị, trong năm học 2016 – 2017, nhà trường đã thực hiện tờ trình cử 38 viên chức dự tuyển sau đại học (23 viên chức đào tạo trong nước, 15 viên chức đào tạo ở nước ngoài); quyết định cử 27 viên chức đi đào tạo sau đại học bằng nguồn kinh phí tự túc, học bổng; nâng tổng số viên chức đang học sau đại học trong nước là 102 người (trong đó NCS: 49; thạc sĩ: 53), số viên chức đang học sau đại học ở nước ngồi 46 người (trong đó NCS: 39, thạc sĩ: 05, sau tiến sĩ: 02); cử 381 lượt cán bộ, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng như: Ứng dụng cơng nghệ sinh học trong chuẩn đốn phát hiện sớm mầm bệnh trong rau củ sau thu hoạch; Kỹ năng điều hành nhóm; Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục: Xu hướng Việt Nam và Thế giới; khóa đào tạo kiến thức cơ bản về thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho các nhà khoa học, nhà sáng chế, doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc đơn vị sự nghiệp cơng lập; Kỹ thuật phân tích phục vụ cơng tác thực hiện công tác ISO; tập huấn "Phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho giảng viên tiếng Anh các Trường Cao đẳng và Đại học";... Bên cạnh đó, trường đã trình 21 hồ sơ xin nhận chính sách hỗ trợ kinh phí bảo vệ luận văn tiến sỹ, thạc sỹ. Nhà trường hoàn thành việc lập kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn, thực hiện quy hoạch đào tạo cán bộ, viên chức theo các chương trình mục tiêu, đề án của Tỉnh, của

Bộ, chọn cử cán bộ nguồn tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận - hành chính (04 người).

Ngồi ra, nhà tường còn thực hiện việc lập kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn, thực hiện quy hoạch đào tạo cán bộ, viên chức theo các chương trình mục tiêu, đề án của tỉnh, của Bộ, dựa trên trình độ và khả năng của các giảng viên, giúp giảng viên có thể định hướng được việc phát triển của từng cá nhân trong tương lai. Với những chính sách và biện pháp nhà trường đã thực hiện đã góp phần nâng cao sự hài lịng của giảng viên về công tác đào tạo và bồi dưỡng của trường. Đó là nguyên nhân mà giảng viên đánh giá cao về các chính sách đào tạo của nhà trường.

Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách khuyến khích đào tạo, một số chính sách khác quy định về chế độ làm việc và chi tiêu khuyến khích việc học tập vẫn chưa thực sự rõ ràng và thống nhất giữa nhà trường và Sở giáo dục tỉnh An Giang, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người đi học. Điển hình như theo Quyết định số 12/2012/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành vào ngày 21 tháng 6 năm 2012, trong đó có quy định người được cử đi học theo dạng tự túc sẽ được hưởng trợ cấp thu hút người có trình độ sau đại học (điều 30), nhưng điều kiện là phải có quyết định đi học do cấp có thẩm quyền ký xác nhận. Do chưa có sự thống nhất giữa nhà trường và phía Ủy ban nhân dân tỉnh, nên một số giảng viên có quyết định đi học do hiệu trưởng ký lại khơng được tỉnh duyệt trợ cấp. Điều đó cho thấy quy trình quản lý chính sách đào tạo của nhà trường chưa thực sự rõ ràng. Đó là lý do mà biến “Nhìn chung, nội dung của các chính sách và quy chế của nhà trường là phù hợp với cơng việc của giảng viên” có giá trị trung bình khá thấp, chỉ đạt 3,04 với 19% đáp viên đồng ý và rất đồng ý và có đến 15% đáp viên không đồng ý. Đây là điều mà nhà trường cần lưu ý cải thiện.

2.3.5.3. Mối quan hệ với lãnh đạo

Trong một tổ chức, tiếp xúc chính yếu với người lao động chính là quản lý trực tiếp. Quản lý trực tiếp nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đến mức độ hài lịng trong cơng việc của nhân viên dưới quyền, góp phần giữ nhân viên cũng như đào tạo hướng dẫn công việc cho nhân viên để nhân viên đóng góp cơng sức và thành

quả cho sự phát triển của tổ chức. Tương ứng với quản lý trực tiếp là các lãnh đạo khoa của từng đơn vị. Kết quả đánh giá về Mối quan hệ giữa giảng viên và các lãnh đạo trực tiếp được thể hiện trong bảng 2.22:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)