Thống kê mức độ hài lòng về yếu tố Mối quan hệ với ĐN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 58 - 60)

MH Yếu tố Các mức độ Trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5

DN1 Đồng nghiệp của tôi luôn hỗ trợ cho lời khuyên khi cần thiết

0 0 41 102 66

4,120 0,707

0% 0% 20% 49% 32% DN2 Đồng nghiệp của tơi khuyến khích

tơi làm việc tốt hơn

0 7 50 116 36

3,866 0,728

0% 3% 24% 56% 17% DN3 Tôi và các đồng nghiệp phối hợp

làm việc tốt

0 14 48 121 26

3,761 0,753

0% 7% 23% 58% 12%

DN4

Đồng nghiệp của tôi luôn chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy

0 13 28 113 55

4,005 0,806

0% 6% 13% 54% 26%

DN5

Nhìn chung, đồng nghiệp của tơi là người thân thiện dễ gần, dễ hòa đồng

0 7 26 113 63

4,110 0,742

0% 3% 12% 54% 30%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tỷ lệ giảng viên hài lòng về yếu tố mối quan hệ với đồng nghiệp thể hiện trong bảng 2.20 cho thấy, mối quan hệ với đồng nghiệp của các giảng viên được duy trì rất tốt, có trung bình chung của yếu tố này đạt 3,972, cao nhất trong các yếu tố, với tỷ lệ đánh giá mức đồng ý và rất đồng ý đạt từ 70 – 84%, trong đó tiêu chí “Đồng nghiệp của tơi ln hỗ trợ cho lời khun khi cần thiết”, “Nhìn chung, đồng nghiệp của tôi là người thân thiện dễ gần, dễ hịa đồng” và “Đồng nghiệp của tơi ln chia sẻ chuyên

môn, kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy” được đánh giá khá cao, lần lượt có giá trị

trung bình là 4,12; 4,11 và 4,00. Điều đó cho thấy, các giảng viên luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình đối với các đồng nghiệp xung quanh một cách nhiệt tình và mối quan hệ giữa các giảng viên là khá thân thiết. Trong bất kỳ một tổ chức nào, đồng nghiệp là người trực tiếp và thường xuyên trao đổi thông tin, cảm xúc với nhau. Được làm việc trong một mơi trường có đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ, hòa đồng là động lực thúc đẩy giảng viên hăng say giảng dạy và nâng cao hiệu quả công việc. Đặc biệt là những giảng viên trẻ cần sự san sẻ kinh nghiệm và chỉ bảo của các bậc tiền bối đi trước trong việc học tập kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài việc chia sẻ

chun mơn, kinh nghiệm, thì sự khuyến khích làm việc tốt hơn từ phía các đồng nghiệp cũng là một động lực để giảng viên có thể cảm thấy u mơi trường làm việc của mình hơn. Những chia sẻ về khó khăn, vướng mắc trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu giúp các giảng viên có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề và phát triển năng lực cá nhân của mình. Bên cạnh đó, việc phối hợp tốt với các đồng nghiệp khác cũng là một yếu tố quan trọng. Tiêu chí “Tơi và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt” có giá trị trung bình thấp nhất trong nhóm (chỉ đạt 3,76 với 70% tỷ lệ đánh giá mức 4 và 5), điều này có thể lý giải ngun do là vì có sự chênh lệch về kinh nghiệm làm việc và độ tuổi giữa các giảng viên. Việc phối hợp trong công việc giữa các giảng viên trẻ và các giảng viên lớn tuổi hơn chưa đạt được nhiều sự ăn ý. Các giảng viên lớn tuổi và có kinh nghiệm lâu năm sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chỉ bảo các giảng viên trẻ, kinh nghiệm ít, nhưng mức độ u cầu trong cơng việc của họ khá cao, khiến các giảng viên trẻ gặp khó khăn trong việc đáp ứng, cần nhiều thời gian để thực hiện, từ đó dẫn đến việc phối hợp vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Do đó, nhà trường tạo điều kiện cho các giảng viên trẻ nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn để rút ngắn khoảng cách về kiến thức và kinh nghiệm giữa các thế hệ giảng viên.

Theo kết quả phỏng vấn về nguyên nhân chưa có được sự phối hợp tốt trong công việc giữa các đồng nghiệp với nhau (phụ lục 8), có ý kiến cho rằng việc các giảng viên trẻ chưa phối hợp làm việc tốt là do khả năng hòa nhập vào tổ chức của các giảng viên. Những người lao động mới cần thời gian rất lâu để gia nhập được với môi trường làm việc của một tổ chức, các giảng viên trẻ cũng vậy, thậm chí sẽ mất nhiều thời gian hơn vì hoạt động giảng dạy trong trường đại học thường diễn ra khơng liên tục, có những thời điểm, nếu khơng tổ chức hội họp gì thì các giảng viên có thể đến vài tuần hoặc vài tháng khơng gặp mặt và trao đổi với nhau, điều đó vơ hình trung tạo ra áp lực làm việc cho các giảng viên trẻ. Thêm vào đó, việc bố trí quy hoạch địa điểm làm việc cho các khoa hiện nay của trường vẫn chưa hợp lý, dẫn đến việc các giảng viên giữa các bộ mơn và đơn vị ít có cơ hội gặp gỡ nhau, gần gũi nhau trong cơng việc. Thực tế cho thấy, hệ thống phịng làm việc của bộ phận văn phòng khoa của các đơn vị thì được bố trí ở vị trí khác, phịng làm việc của các bộ mơn lại bố trí

khác, có khoảng cách di chuyển khá xa, và mỗi bộ mơn lại càng khơng gần nhau. Hay nói cách khác, trong một khoa, các bộ phận có địa điểm làm việc tách rời và cách xa nhau, điều này là rào cản ngăn cách giảng viên trong cùng đơn vị có dịp gặp gỡ, trao đổi thơng tin với nhau. Thậm chí có những trường hợp những giảng viên trẻ được tuyển dụng, mất gần 01 năm sau thì cả khoa mới biết mặt giảng viên đó trong buổi họp tổng kết khoa cuối năm.

Tổng hợp lại, trong yếu tố về Mối quan hệ với đồng nghiệp, có 2 vấn đề nhà trường cần xem xét để nâng cao sự phối hợp làm việc cho các giảng viên: bố trí phịng làm việc phù hợp và rút ngắn khoảng cách về kiến thức và kinh nghiệm giữa các thế hệ giảng viên.

2.3.5.2. Đào tạo

Đây là yếu tố được đánh giá cao thứ hai về sự hài lòng của giảng viên trường đại học An Giang. Thống kê mô tả về yếu tố này được thể hiện trong bảng 2.21:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự hài lòng trong công việc của giảng viên trường đại học an giang (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)